Cách pha mắm tôm ngon

Mắm tôm là một gia vị phổ biến của người Việt. Mắm tôm có thể dùng để ướp, nấu, nướng, pha nước chấm. Mắm tôm là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể pha được một bát mắm tôm ngon.

Hôm nay, Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn cách pha một bát mắm tôm như ý.


NGUYÊN LIỆU

- Mắm tôm: 2 thìa
- Chanh: 1 quả
- Đường trắng: 2 thìa
- Bột ngọt: ½ thìa cà phê
- Tỏi băm: 1 thìa
- Rượu trắng: ½ thìa cà phê
- Ớt tươi thái lát (hoặc ớt xay): 1 quả

Món ăn ngon: mắm tôm
Pha mắm tôm ngon thì phải sủi tăm ...

CÁCH LÀM

Để pha được bát mắm tôm như ý các bạn chú ý, chọn loại mắm tôm ngon nhé. Mắm tôm ngon thì đặc và nhìn hơi có ánh xanh các bạn nhé.

_ Với mắm tôm để chấm bún đậu: thì với các nguyên liệu như trên, các bạn cho vào bát, đánh bông lên, sau đó gạn sang một bát khác, bỏ phần bã đi, cho thêm tỏi + ớt và một thìa dầu chiên đậu là ok.

_ Với những người không ăn được mắm tôm sống thì các bạn có thể chưng trước khi sử dụng. Để chưng mắm tôm thì các bạn chỉ cần cho dầu vào chảo, thả thêm một củ hành khô thái lát, phi vàng rồi cho mắm vào chưng, sau đó để cho nguội bớt rồi pha bình thường nhé. Chưng mắm cũng rất thú vị, vì nó có mùi thơm đặc trưng, rất quyến rũ trong những ngày đông giá rét.

Bún đậu mắm tôm
Món ăn ngon:  chân giò nấu giả cầy
Lợn nấu giả cầy không thể thiếu mắm tôm
Món ăn ngon: chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng cũng thế ...
Món ăn ngon: Canh rau nấu suông
Canh suông sẽ dậy mùi hơn với một chút mắm tôm!

Video Cách pha mắm tôm ngon



Chúc các bạn thành công với Cách pha mắm tôm ngon !

Bún đậu mắm tôm

Lại là Bún đậu mắm tôm à!? Cái món ăn thì ngon mà ngửi không thôi thì chạy tóe khói.


NGUYÊN LIỆU

- Đậu mơ: 20 miếng, cắt vừa ăn
- Mắm tôm ngon
- Bún (hợp với món này thì nên chọn bún là nhé)
- Ớt, chanh, đường, tỏi xay, rượu trắng
- Rau thơm
- Dầu ăn

Món ăn ngon: Bún đậu mắm tôm

CÁCH LÀM

- Cho dầu ăn ra chảo, đun sôi, thả đậu phụ vào rán đến khi vàng, giòn đều 2 mặt thì vớt đậu phụ ra cho ráo dầu.

- Cho chút  chanh + đường + 1 thìa dầu ăn (vừa chiên đậu phụ) vào mắm tôm đánh cho bông. Cho ớt tươi thái lát, chút tỏi băm và vài giọt rượu trắng vào bát mắm tôm.

- Cho bún ra đĩa, cắt làm 4 hoặc nhỏ hơn (tùy ý). 

- Món này dọn cùng với rau thơm, ăn khi còn nóng.

- Bác nào có nhã hứng thì làm thêm vài lạng ba chỉ luộc nữa cho nó “hoành”.

- Chúc các bạn thành công với món Bún đậu mắm tôm!

( Xem thêm: Cách pha mắm tôm ngon )

À quên, bác nào tối nay đi chơi với bồ thì chuẩn bị sẵn cây sing-gum đi nhé (hé hé)

Cách làm sữa chua dẻo

Sữa chua dẻomón ăn ngon dễ làm được rất nhiều bạn trẻ ưu thích. Bạn có thể kết hợp với bột ca cao, trái cây để tạo ra những hương vị mới lạ, hấp dẫn cho món ăn.

Nguyên liệu:
- Sữa tươi không đường: 1 lít
- Sữa đặc: ½ hộp
- Sữa chua vinamilk: 1 hộp
- Bột rau câu: 15 g
- Hộp đựng

Món ăn ngon: sữa chua dẻo
Cách làm:
Đổ sữa tươi vào nồi cùng với sữa đặc, đặt lên bếp đun nóng khoảng 60oC.

Cho sữa chua vào,  khuấy đều để hỗn hợp sữa tươi tan hoàn toàn.

Cho tiếp bột rau câu vào nồi sữa, khuấy nhẹ và đều tay cho tan hết.

Múc hỗn hợp sữa vào các hộp nhỏ.

Xếp vào nồi đậy vung rồi ủ lên men (khoảng 8 tiếng) rồi để sữa vào ngăn mát từ 4-5 tiếng.

Dùng dao cắt sữa chua dẻo thành từng miếng. 

Cho đá bào xuống dưới, sữa chua dẻo lên trên, cho thêm hoa quả thái nhỏ, hoặc rắc bột ca cao lên trên và … măm thôi.

Chúc bạn thành công và ngon miệng với sữa chua dẻo !

» Kem caramen mát lạnh ngày hè

Làm món ăn ngon với Súp cua

Súp cua là một món ăn ngon rất dễ làm, quan trọng nhất là ở khâu xuống bột năng. Xuống quá tay thì súp đặc, xuống chưa tới thì súp loãng. Mà súp đặc hay loãng quá đều rất dễ bị vữa, hỏng.

Một bát súp ngon có độ sánh vừa phải, có màu nâu của súp, xanh của rau mùi và vàng của trứng. Mùi thơm ngọt của thịt cua hòa quyện với mùi thơm của dầu vừng, rau mùi, mỡ tỏi, tiêu bắc. Món này có thể dùng để khai vị, hoặc ăn chơi ở nhà.

Nguyên liệu:
Thịt cua: 100g
 Xương gà: 1 kg
Bột năng: 50g
Trứng gà: 1 quả
Gia vị: Muối, đường, dầu vừng, tiêu, rau mùi, mỡ tỏi

Làm món ăn ngon: Súp cua
Cách làm:
Xương gà rửa sạch, trụng qua nước sôi, xả lại nước lạnh cho hết bọt, tạp chất.

Nấu 3 lít nước sôi, thả xương gà vào ninh lấy nước dùng. Nấu nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1,5 lít nước. Vớt bỏ xương gà, lược lấy nước trong.

Bột năng hòa tan.

Trứng gà đánh tan.

Nước dùng sôi cho thịt cua, nêm vừa gia vị, giảm nhỏ lửa cho sôi lăn tăn, xuống bột năng vào từ từ và đều tay, khuấy cho nước dùng hơi sánh, cảm giác hơi nặng tay là được. 

Xuống trứng chậm và đều tay, khuấy theo một chiều để trứng thành từng sợi. Cho một chút dầu vừng, mỡ tỏi cho thơm.

Múc súp cua ra bát, rắc tiêu và rau ngò thái nhuyễn lên ăn nóng. 

Chè hạt sen long nhãn

Chè hạt sen long nhãn là một món ngon dễ làm, rất thích hợp trong những ngày hè nắng nóng. Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món này theo hướng đơn giản nhất để các bạn có thể tự làm ở nhà để đãi bạn bè và người thân.

» Chè đỗ đen
»  Bột Lọc Khoai Lang Tím
» Chè nhân sâm hạt sen

NGUYÊN LIỆU

Hạt sen: 100 hạt
Nhãn lồng: 100 quả
Đường kính: 250 g
Nước hoa bưởi: 1 ml
 Món ăn ngon: Chè hạt sen long nhãn
Chè hạt sen long nhãn

Điêu khắc trên củ quả

Thực ra Bí Ngô từng nấu ăn, và được học cắt tỉa rau củ quả. Mình cũng được nhìn một số thầy cô và đồng nghiệp tỉa rau củ quả, nhưng có thể tỉa như dưới này (theo mình gọi là điêu khắc trên củ quả mới phải ) thì cũng chưa thấy tận mắt bao giờ.

Cái này thì chắc chắn không dùng để ăn, cũng không dùng để bày lên bàn ăn mà ngắm đâu. Nó được làm để bày trong tủ kính để cho người ta tham quan, chụp ảnh mà thôi. Mấy cái này mình tin chắc là không dùng dao tỉa bình thường, mà phải có bộ đồ nghề riêng, giống như của mấy người chuyên điêu khắc các tác phẩm siêu nhỏ. Nói chung là tinh vi đến từng chi tiết.

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên quả Bí ngô

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên củ dền

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên củ cải trắng

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên quả dâu tây

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên quả dứa

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên quả dưa lưới

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên củ cà rốt

Hào đút lò

Hào là món ăn ngon ưa thích của nhiều người, nhất là những người mê hải sản. Hào chế biến được thành nhiều món như: hào sống mù tạt, hào nướng mỡ hành, hào sữa nấu cháo… Nhiều người thích hào sống mù tạt vì nó ngọt, giòn và mát như một miếng thạch. Tuy nhiên hào đút lò là một món ngon khó cưỡng, đặc biệt là ở mùi thơm quyến rũ, đặc trưng của hào tươi kết hợp với trứng và phô – mai.
 
Nguyên liệu:
Hào sống: 4 con
Phô mai: 10gr
Phô mai (hoặc bơ):  miếng nhỏ
Mỡ tỏi: 1 thìa cà phê
 Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
Món ăn ngon với hào đút lò
Hột nêm: 1/2 thìa cà phê.

Cách làm:
Hào rửa sạch, dùng bàn chải cọ cho hết đất cát, tách bỏ một bên vỏ.

Đánh tan trứng gà, cho phô mai mỡ tỏi + bột nêm đánh tan (bạn có thể cho bơ, pho mai vào lò vi sóng hoặc đặt lên chảo, đun nóng cho chảy rồi mới trộn cùng các nguyên liệu khác). 

Cho hào lên nướng trên bếp than, tới khi vỏ hào nóng, hào ra nước và hơi khô thì cho hộn hợp trưng + pho mai + gia vị vừa làm trên vào. Nướng tiếp tới khi hỗn hợp khô là được.

Dùng nóng với rau răm, muối tiêu chanh.

*** Chúc các bạn thành công với món hào đút lò !

» Nghêu Thố

Vẽ tranh bằng đồ ăn

Vẽ tranh bằng đồ ăn là một sở trường của Vivi Mac, nghệ sĩ người Pháp đã sử dụng các loại đồ ăn để tạo nên chân những người nổi tiếng thế giới.
Vivi Mac chưa từng học qua một trường đào tạo về nghệ thuật, nhưng cô có thể biến các loại đồ ăn thông thường như: sữa, đường, kẹo cao su… thành chất liệu để sáng tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp. Vivi Mac đã từ học hỏi những kiến thức về nghệ thuật hội họa qua internet.

Lúc đầu Mac vẽ tranh trên giấy, nhưng sau đó cô nhận ra rằng đó chưa phải là tất cả những gì cô mong muốn. Sau đó cô chuyển sang vẽ tranh ký họa và body paiting (vẽ tranh trên cơ thể người). Cuối cùng cô cũng tìm ra sở thích mới đủ sức thỏa mãn đam mê sáng tạo và tạo nên sự khác biệt cho các tác phẩm của mình: vẽ tranh bằng đồ ăn.

Khay nhựa đựng thức ăn là nơi thể hiện các tác phẩm của Mac với nguyên liệu chính là sữa, cà phê, cùng với một ống nhựa dùng để tạo hinh.

Không phác họa trước, Mac vẽ theo cảm xúc, trí tưởng tượng của mình. Với những nét vẽ hết sức chuẩn xác, tinh tế, Vivi Mac dường như được sinh ra để trở thành một họa sĩ vẽ tranh trên đồ ăn.


Một số tác phẩm của Mac:

Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
 Chân dung Lý Tiểu Long bằng sữa

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Ca sĩ Ice Cube vẽ bằng đá và muối

Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Nhân vật Master Yoda được vẽ bằng kẹo cao su

Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
 Nàng Mona Lisa vẽ bằng nước xốt thịt

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Diễn viên Will Smith vẽ bằng sữa đặc

Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Mahatma Gandhi được vẽ bằng sữa socola

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Jack Sparrow vẽ bằng rượu rum

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Nam ca sĩ Eminem vẽ bằng mật ong

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Michael Jackson vẽ bằng sữa tươi

Đường vào nghề bếp (phần 02): Nước, chanh và ớt

Sư phụ nghề bếp của tôi là một người to béo, khoảng 40 tuổi. Ông đón tôi tại nhà người bỏ mối hải sản và chở thẳng xuống nhà hàng mà ông đang đứng bếp. Đó là một nhà hàng lớn với bốn sảnh, một sảnh tiệc cưới, một sảnh sân vườn, một khu nhạc sống và một dãy phòng lạnh. Khu bếp được thiết kế sâu, phía trong cùng của nhà hàng, to và khá thoáng, có khu rửa riêng. Sư phụ tôi nói: “cho mày vào bếp lớn, nhiều việc, mau thành nghề”. 

Tôi chào khắp anh em một lượt, tám người cả thảy, nói chung trừ sư phụ tôi béo tốt còn thì tất cả đều có thể hình bình thường (trái với suy nghĩ của nhiều người, làm bếp nhất định phải to béo). Một người nhắm chạc cũng tầm tuổi tôi dẫn về phòng trọ gần đó để cất đồ. Tôi nhanh chóng đi theo và khi trở lại thì nhận được một cái nhìn từ đầu đến chân của sư phụ tôi, sau khi đưa ánh mắt từ chân ngược trở lại lên đầu tôi, ông mới cất tiếng: “Đủ mẻ…ẻ… ăn mặc dzầy sao làm mầy”. Một người, sau này tôi mới biết tên là Chín (do là con thứ 8) trong gia đình đỡ lời: “mặc đồ âu sao làm việc, về thay đồ đi”.

Lúc này tôi mới để ý mình vẫn mặc quần âu, áo sơ mi và đi giầy. Tôi vội về phòng trọ thay quần ngố, áo phông và giở đôi dép Lào được gói trong túi nilong ra, xỏ vội và chạy sang, đồng hồ chỉ 3 giờ. Sư phụ bảo một anh: “Nhớ, chỉ việc cho nó làm”. Người thanh niên tên Nhớ là một người có nước da giống vỏ quả cam sành và tóc thì xoắn như quả chôm chôm bảo tôi xách 2 cái thùng, mỗi thùng áng chừng 100 lít ra ngoài sân, xả nước gần đầy rồi cả hai khiêng vào bếp để gần chỗ mấy cái chảo thép.

Công việc tiếp theo là xắt chanh và ớt. Thường trong các nhà hàng, quán ăn, các loại nước chấm, muối chấm được pha trước. Chiều đến trong bếp cắt sẵn chanh và ớt để đưa ra cho phục vụ rắc luôn vào các chén và đĩa đựng nước chấm đã được chuẩn bị sẵn. Tối đến khi khách gọi món, đồ ra đến đâu thì phục vụ chỉ việc lấy loại nước chấm tương ứng mang ra đến đấy.

Trên một chiếc bàn lớn, phía trước gần chỗ đứng bếp của đầu bếp để trống, phần dưới là 2 cái thớt lớn, đường kính khoảng nửa mét, gỗ dầy 20 phân. Tôi được anh Nhớ lựa cho khoảng ba chục trái chanh và cũng tầm đó quả ớt sừng và thái mẫu cho vài quả. Nói chung công việc chẳng có gì phức tạp, chanh thì thái làm tư, nghĩa là cắt một miếng ở phần đít, rồi đặt xuống cắt ba miếng xung quanh, phần lõi có hột thì để lại, vắt lấy nước cho vào chai để tối nấu các loại lẩu chua. Còn ớt thì thái vát phần đầu, tới nửa qua thì cắt bỏ cuống, sau đó bổ ra bỏ hạt, thái chỉ phần thân quả ớt, ngâm nước để tối đờ-co (trang trí) dĩa đồ ăn. 

Nói chung vì làm lần đầu nên tôi không quen lắm, thái chậm, không đều, phạm vào hạt, may là còn chưa đứt tay. Chỉ tội là ớt sừng tuy không cay như ớt hiểm và ớt phở nhưng cũng làm cho nay tôi nóng, cảm giác cứ râm ran, rần rật. Ngoài sân anh Nhớ và mấy anh em khác tôi chưa biết tên đang sơ chế gà, vịt…

Món ăn ngon từ hơn với chanh và ớt
Bốn giờ, chúng tôi ăn cơm chiều, bởi vì tới năm giờ, năm rưỡi khách bắt đầu vào đông, và liên tục cho tới chín giờ. Sau khi ăn cơm xong tôi ra rửa mặt, bếp dù thoáng nhưng vẫn khá nóng, tôi vốc nước lên mặt, nước mát làm tôi dễ chịu. Tôi đang xoa tay khắp mặt thì… 

Oái…. nóng… Tất nhiên một kẻ mới vào nghề và thiếu hiểu biết như tôi không thể nhớ rằng: ớt cay với tay thì càng cay với mặt, da ở đây mỏng hơn, đặt biệt là mắt. Cuối cùng sau nửa tiếng thì tôi cũng mở được mắt, dù da mặt vẫn còn căng rát. Chú Chín - chảo chính nói: “số mày vẫn còn hên đó, thằng Nhớ vào trước mày ba tháng, hôm nó vào sau khi cắt ớt xong còn đi tiểu, lúc nó đi ra cứ vừa đi vừa nhảy vừa giật, tao nhìn là đoán ra ngay”, mấy anh em cùng cười ngất.

Vậy đó, bài học đầu tiên của tôi khi vào nghề bếp là xách nước, thái chanh và cắt ớt. Và phải lưu ý rằng cắt ớt xong không được rửa mặt, nhất là không được đi tiểu. Tiện đây cũng chia sẻ với các bạn một bí quyết nhỏ là nên cắt ớt trước rồi mới cắt tới chanh, sau đó thì rửa tay bằng nước cốt chanh (1 quả là đủ), sẽ không lo cay nữa. Những điều này thời gian sau tôi mới biết, chứ mấy ngày đầu thì vẫn bị ớt làm cho bỏng rát, nhất là kẽ móng tay.

Đường vào nghề bếp: (phần 01) Bỏ mối Hải sản


Ấy là một buổi chiều tháng 11, tôi không nhớ chính xác ngày nào, tôi nhập môn nghề bếp

Đó là một công việc mà bố tôi coi khinh, nhiều người coi khinh, nhưng có hề gì, quan trọng là tôi thích. Nghĩa là sau khi trượt đại học với một số điểm khá cao, tôi chán nản và cáu gắt, nhưng chưa suy sụp. Mẹ tôi chỉ biết buồn, bố tôi chỉ biết trách, còn tôi thì cười nhạt, chẳng có gì rõ rệt. 

Gì tôi, một người phụ nữ từng trải, tay trắng làm nên, có lẽ đoán được những điều sẽ tới nên mời tôi vào chơi nhà gì ở trong Gia Lai. Tôi phải tô đậm và in nghiêng chữ mời, bởi vì nó đúng là tôi được mời, nhưng sự thực thì gì tôi đã tính toán để kéo tôi ra khỏi sự suy sụp hoặc bất cần của chính bản thân mình trong tương lai gần. Điều ấy sau này tôi mới nghiệm ra.

Gi tôi có một cơ sở bỏ mối hải sản đông lạnh ở trong Gia Lai, nhập Hải sản đông lạnh từ Sài Gòn và bỏ cho các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và cả Kon Tum. Ngày ấy mới có Sapa Na Uy, cá hồi, cá trứng Nhật Bản… rồi thì bọ cạp, dế cơm… đủ cả. Dân nhậu thích, đám cưới cũng chuộng nên việc làm ăn cũng khấm khá.

Chơi vài ngày thì chán, tôi bắt đầu phụ giúp gì trong công việc, đầu tiên là nghe điện thoại, đi giao hàng, thu tiền, tới nữa là lên kế hoạch nhập hàng, mở rộng các mối quan hệ làm ăn. Bên cạnh đó gì chỉnh sửa tôi trong lời ăn tiếng nói, cách suy nghĩ và ứng xử trong công việc, trong cuộc sống.

Học nghề bếp và làm món ăn ngon
Qua hơn một năm, khi tôi không còn chút áy náy gì về chuyện học và thi nữa, gì tôi hỏi: “Con muốn làm gì”. Rồi tất cả các công việc thu nhập khá của thời đó đều được gì tôi đưa ra: nhôm kính, sửa chữa điện thoại, sửa xe máy… Gì nói: “học nghề để biết, biết để kinh doanh”. Gì tôi thích kinh doanh, máu làm ăn nhưng phải gánh vác quá nhiều cho giang sơn nhà chồng, các anh chị em, cháu của chú tôi, lại xuất phát điểm từ hai bàn tay trắng nên dù cố thì kinh tế cũng chỉ là khá giả, chưa thể gọi là giàu. Gì tôi có lẽ vẫn còn chút gì đó chưa bằng long và muốn gửi gắm hy vọng vào tôi. Còn các em tôi (3 đứa), gì bảo: “tụi nó quen có chú gì lo mọi việc rồi, chưa bao giờ phải lo nghĩ, không làm được”.

Tôi nói với gì là thích nghề bếp, bởi vì tôi muốn mở nhà hàng, muốn kinh doanh hàng ăn. Sau hơn một năm kèm cặp, ngoài kiến thức, cách ứng xử, tôi nhiễm luôn máu kinh doanh của gì. Mà chắc là gì tôi cũng muốn thế. Gì bảo: “Con vô Sài Gòn, chịu khó học, về mình mở quán ăn, ngon rồi thì mở nhà hàng”.

Tôi bỏ hàng và quen với rất nhiều đầu bếp ở Gia Lai, nhưng tôi biết gì muốn tôi vô Sài Gòn vì thực phẩm từ đó chuyển về, văn hóa ẩm thực cũng bị ảnh hưởng một phần từ Sài Gòn. Vả lại cái tiếng học nghệ từ Sài Gòn nghe cũng oai. Nói thế chứ rồi các bạn sẽ thấy tôi học hành và làm nghề gian khổ như thế nào.

Hai tháng sau, thông qua sự giới thiệu của một mối bỏ hàng hải sản trong Sài Gòn, tôi quen một bếp trưởng, chính là sư phụ của tôi sau này. Ông đồng ý nhận tôi, ba tháng đàu học việc không lương. Tôi gật đầu, vì nghề bếp bao ăn ở, tiền tiêu vặt thì trước khi đi gì đã lập cho tôi cái thẻ ATM và gửi vào đó một triệu, ấy cũng là năm đầu tiên thẻ này xuất hiện. Vậy ra tôi cũng là một phụ bếp ra dáng lắm.

Tạm biệt phố núi tôi bắt đầu con đường học nghề, một đam mê, một thử thách, một công việc: nghề bếp.

Cơm chiên cá mặn

Cá chéc là loại thích hợp nhất để làm Cơm chiên cá mặn. Cá ngon thì phải uớt, mểm mại, dẻo, thịt màu hồng, da cá màu xám ánh xanh. Cá mặn nói chung khá mặn, nên khi chiên cơm cá mặn ta chỉ cần 1 miếng nhỏ, không nêm muối mà chỉ nêm bột ngọt và chút hạt nêm thôi.

» Cơm chiên Dương Châu
» Cơm cháy nồi đồng

Món ăn ngon: Cơm chiên cá mặn
Cá Chéc
Nguyên liệu:
-  Khô  cá thu hoặc cá chéc: 200 g
- Thịt gà nạc: 200 g
- Cơm nguội: 1 tô lớn
- Bắp cải: 200 g
- Đậu đũa hoặc đậu cô ve: 100 g
-  Dầu ăn: 4 thìa
Gia vị: mì chính, hạt nêm, xì dầu, tiêu, tỏi băm
Rau mùi.
Món ăn ngon: Cơm chiên cá mặn
Một đĩa cơm chiên cá mặn
Cách làm:
- Các chéc thái hạt lựu nhỏ
- Với khô cá thu các bạn rửa sạch, ngâm qua đêm, hoặc ngâm trong nước sôi cho mau được. Khi khô cá đã mềm thì xé thành từng thịt, để ráo.

- Thịt gà nạc rửa sạch, thái hạt lựu, trần qua nước sôi, vớt ra để ráo, ướp tiêu và tỏi băm.

- Bắp cải rửa sạch, dung dao bào bào mỏng.

- Cơm nguội dùng để chiên cơm là loại hơi khô hơn cơm thường một chút để khi chiên không bị dích, hạt cơm giòn dai.

- Bắc chảo lên bếp, phi dầu và tỏi thơm vàng, rồi cho cá khô vào đảo, cho đậu đũa, thịt gà vào đảo cùng, tiếp theo cho cơm vào chiên cùng. Nêm ½ thìa mì chính, một thìa cà phê hạt nêm, chiên tới khi cơm nóng, gia vị tan và thấm đều.  Sau cùng là cho bắp cải cắt sợi, vài giọt xì dầu, đảo đều, cho ra đĩa, rắc tiêu, mùi ăn nóng.

Cầu kì hơn bạn có thể cho bắp cải vào một nồi đất, để trên bếp nhỏ lửa cho nồi đất nóng, tới khi cơm chiên được thì đổ sang nồi đất, vặn to lửa. Làm như thế bắp cải và cá khô sẽ hòa với nhau thành một mùi rất đặc trưng của cơm chiên cá mặn, cơm có thể giữ nóng được lâu.

Món ăn ngon: Cơm chiên cá mặn
Cơm chiên cá mặn khi cho vào thố đất

Phở cuốn Hà Nội

Phở cuốn: một người anh em trong họ hàng nhà phở. Món này ngon, ăn vào mùa hè rất hợp. Có điều Bí Ngô thuộc dạng lười và hơi thiếu kiên nhẫn nên với mấy món cuốn thường ra quán hơn là tự làm ở nhà. 

 Ở công ty, buổi trưa thình thoảng vẫn ra Ngũ Xá mua về ăn, thường thì gọi một phần phở xào giòn (50 – 70k) và 2 đĩa phở cuốn. Nói chung họ cuốn chuyên nghiệp rồi nên cuốn phở rất vừa ăn chứ không bự tổ chảng như của mình.

Món ăn ngon với Phở cuốn Hà Nội
Phở cuốn Hà Nội
Nguyên liệu:
- Bánh phở tươi chưa thái: - 300g
-  Thịt bò mềm: 500g
- Hành tây: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Xà lách, rau mùi và rau thơm
- Gia vị: mì chính, tiêu, hạt nêm, đường.
- Nước chấm: gồm tỏi băm, ớt, chanh, su hào, cà rốt, tương ớt.
Món ăn ngon: Phở cuốn Hà Nội
Một thoáng tính khôi với Phở cuốn
Cách làm:

 - Tỏi đập dập, để một ít pha mắm, còn để xào với thịt bò.

- Thịt bò thái miếng mỏng, ướp với gia vị, tỏi và một chút dầu ăn để thịt bò mềm (có thể cho thêm chút dầu hào).

- Hành tây thái mỏng

- Rau sống rửa sạch.

- Bắc chảo lên bếp, đun nóng chảo, cho dầu ăn và tỏi vào phi vàng, cho thịt bò và hành tây vào xào chín tới, chú ý để lửa to và đảo nhanh tay, cho thịt bò ra đĩa, rắc tiêu.

- Trải bánh phở ra đĩa, cho rau, thịt bò vào và cuốn như cuốn nem.

*** Nước chấm: pha một bát nước chấm vừa chua – cay – mặn – ngọt, cho tỏi, ớt, rau mùi thái nhỏ, cũng với su hào + cà rốt thái mỏng; rắc thêm chút tiêu cho thơm.

Vây là bạn đã hoàn thành món Phở cuốn Hà Nội đúng điệu rồi, măm thôi!

Phở xào mềm

Phở xào mềm: nên dùng bò file, thăn bò là ngon nhất. Bạn nào thích giòn dai, có thể dùng thịt bắp bò. Thịt bắp hơi khó thái, mà nếu không thái mỏng thì ăn sẽ dai. Các bạn có thể cho bắp vào ngăn đá tủ lạnh, để hơi cứng rồi thái, lúc ấy sẽ dễ dàng hơn. 

Nguyên liệu:
Bánh phở: 400 g
Dầu ăn: 100 g
Hành tây: 100 g
Tim, bầu dục: 200 g
Cần, tỏi tây: 100 g
Cà chua: 150 g

Mộc nhĩ, hành hoa, cà rốt, đu đủ xanh, xà lách, rau thơm, mùi, hành tỏi khô, dấm, đường, chanh, ớt, nước mắm, muối, hạt tiêu, mì chính, xì dầu, gừng, bột đao, tương ớt, rau cải trắng.

Món ăn ngon: phở xào mềm
Cách làm:  
Bánh phở gỡ tơi, ướp mì chính, xì dầu. Tim, bầu dục, thái mỏng to bản, ướp hạt tiêu, mì chính, muối, hành tỏi khô, gừng.

Hành tây, cà chua bổ miếng cau. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái miếng hình chữ nhật, đu đủ, cà rốt cắt tỉa làm dưa góp. Rau cải trắng cắt khúc 3 cm.

Phi thơm hành, mỡ, cho bánh phở vào xào xém cạnh, xúc ra đĩa. Cho tiếp mỡ vào chảo phi thơm hành tỏi xào tim bầu dục chín tới để riêng, tiếp tục xào các nguyên liệu còn lại, nêm mắm, muối, hạt tiêu, mì chính vừa ăn, cho thêm một môi nước dùng ngon, xuống bột đao đảo đều bắc xuống. Dùng đĩa sâu lòng xếp xà lách xung quanh, giữa để phở, trên bày tim bầu dục và các nguyên liệu, sốt dội lên trên, rắc hạt tiêu, rau mùi ăn nóng. Trên bày sẵn một bát nước chấm có sẵn đu đủ, cà rốt làm dưa góp để ăn kèm.

Xem thêm:

Ớt xanh nhồi cá thác lác

Ớt xanh nhồi cá thác lác với nguyên liệu chính là cá thác lác - một loại thực phẩm "hiền và lành" kết hợp với ớt xanh sẽ tạo cho bạn một món ăn ngon lạ miệng.

Nguyên liệu:
Ớt xanh to đều:  4 quả
Thịt cá thác lác: 500 g
Rau cải xoong: 300 g
Hành củ khô: 15 g
Hành lá: 10 g
Dầu ăn, muối, hạt tiêu

Món ăn ngon với Ớt xanh nhồi cá thác lác
Cách làm:
Ớt bổ làm đôi, bỏ cuống, bỏ hạt.

Thịt cá thác lác cho vào tô, cho thêm chút dầu ăn, muối, hạt tiêu, hành khô thái nhỏ, trộn đều.

Múc cá nhồi vào ớt cho đều, chặt.

Lấy chảo bằng đáy, cho chút dầu ăn vào đun nóng vừa. Cho cá vào chiên (úp mặt thịt xuống trước). Chiên nhỏ lửa cho cá chín vàng, vớt ra, bày vào đĩa, ăn nóng.

» Cà chua nhồi thịt rán

Canh thịt nạc nấu sấu

Canh thịt nạc nấu sấu đơn giản, dễ nấu mà ngon, chỉ có điều sấu thì không phải ở đâu cũng có, mà lại phải theo mùa. Kể ra sấu ngâm mắm hoặc sấu ngâm muối cũng được, nhưng món ăn sẽ ngon hơn nếu có sấu tươi.

Mình nghe nói lá sấu non cũng ăn được, nhưng chưa được thử bao giờ. 

Món ăn ngon với Canh thịt nạc nấu sấu

Nguyên liệu:

- Thịt nạc băm: 300g
- Sấu xanh: 100g
- Hành tím: 1 củ
- Rau mùi: 1 nhánh
- Hành lá: 1 cọng
Gia vị: Mì chính, hạt nêm, muối, nước mắm, dầu ăn, tiêu

Cách làm:
Thịt nạc vai rửa sạch, để ráo nước, băm nhuyễn. Ướp thịt với 2 thìa cà phê nước mắm, một thìa cà phê mì chính và ½ thìa cà phê tiêu.

Sấu xanh rửa sạch sấu xanh, khía 2 đường xung quanh quả.

Hành tím đập dập, băm nhuyễn. 

Hành lá, rau mùi, rửa sạch, thái nhỏ.

Đun nóng 1 thìa dầu ăn, phi thơm hành tím, cho thịt băm vào xào sơ. Chế 1 lít nước vào nấu. Nước sôi, cho sấu xanh vào, nêm 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa mì chính và gia thêm chút nước mắm.
Đun một lúc thì vớt sấu ra bát, dùng thìa dầm sấu, bỏ hạt. Lấy nước canh đổ vào bát, khuấy nhẹ rồi đổ trở lại nồi (bạn nên đổ từ từ, thử lại để có độ chua vừa ý).
  
Múc canh ra bát lớn, hành lá, rau mùi, ăn cùng với cơm hoặc bún. 

Lưu ý: Món canh thịt nạc nấu sấu có thể ăn kèm với rau sống.

Click để xem thêm các món canh ngon:
» Canh chua rau muống 
» Cá Điêu hồng nấu ngót 
» Canh tôm chua Thái Lan

Canh cải chua thịt bò

Canh cải chua thịt bò có một mùi thơm rất đặc trưng, quyến rũ của thịt bò chín hòa quyện với cải chua. Món này chưa cần ăn, chỉ ngửi thôi cũng tiết nước bọt khủng khiếp, kích thích vị giác vô cùng. Món  ăn ngon hơn nếu chịu khó “thửa” được một rổ rau sống (xà lách hoặc rau diếp, thơm, mùi…) cùng với một bát nước chấm ngon thì thật tuyệt. 

Nguyên liệu:
- Cải chua: 0,3 kg
- Gân bò (hoặc nạm): 0,5 kg
- Cà chua: 1 quả
- Tỏi: 0,5 kg
- Gừng: một củ nhỏ
- Rượu: 1 thìa
- Hành hoa
- Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm

Món ăn ngon từ Canh cải chua thịt bò
Cách làm:
Cải chua chọn loại vàng, hơi chua một chút.

Thịt gân bò rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Đun một nồi nước gừng, rượu luộc sơ thịt gân bò. Để nước sôi một lúc, sau đó vớt thịt bò ra, cho sang một nồi nước khác, đổ nước đun tới khi chín mềm.

Đun nóng dầu ăn, cho tỏi đập dập vào phi vàng, cho cải chua vào xào, nêm ½ thìa nước mắm, ½ thìa muối, tiêu, 1/2 hạt nêm, 1 thìa bột ngọt.

Khi thịt bò chín mềm, cho cải chua vừa xào vào, thêm cà chua cắt múi cau, cuối cùng là hành hoa thái nhỏ.
Tắt bếp, múc canh cải chua nấu gân bò ra tô, dùng với cơm.

» Bắp bò hầm đậu
» Canh thịt nạc nấu sấu mát dịu ngày hè

Đặt thức ăn trực tuyến

Dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến tại Foodpanda

Các bạn thân mến

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng nhiều mối quan tâm.

Người phụ nữ hiện đại ngoài gia đình, công việc, cũng cần phải tự biết chăm sóc mình. Bạn cần có thời gian để nghỉ ngơi và làm những việc mình thích, khiến cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Trên thực tế, dù xã hội có nhiều thay đổi, thì “tề gia nội trợ” vẫn là một trách nhiệm được đặt lên vai phụ nữ, mà không phải người đàn ông nào cũng có thể hiểu và cùng san xẻ.

Thay vì vừa làm việc, vừa phải xem giờ; hay chịu đựng cái nng gay gắt, hoặc mưa to gió lạnh ; tất cả những gì bạn cần làm là liên hệ với chúng tôi.

Dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến tại Foodpanda
Những món ăn ngon khi đặt thức ăn trực tuyến
Foodpanda là dịch vụ đặt và giao nhận thức ăn trực tuyến hoạt động tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và TP HCM. Bạn đơn giản chỉ cần chọn món và nhấp chuột, chưa đầy 30 phút sau, bạn đã có thể thưởng thức món ăn nóng sốt thơm ngon ngay tại nhà, hoặc văn phòng mình.

Foodpanda cung cấp một thị trường trực tuyến với món ăn đa dạng, bao gồm salad, pizza, bánh mì burger và sushi. Khách hàng chọn lựa món ăn yêu thích trên nền ứng dụng trực tuyến hoặc bằng điện thoại; sau đó đơn hàng được chuyển giao cho các nhà hàng để giao thức ăn đến tận nơi...

Với hệ thống hơn 700 nhà hàng Foodpanda phục vụ thực khách các món ăn đa dạng phong phú từ nhiều nền ẩm thực khác nhau. 

Foodpanda hiện đã cho ra mắt một phiên bản trên điện thoại dành cho iOS và Android.

Foodpanda cam kết sẽ mang đến dịch vụ đặt và giao nhận thức ăn chuyên nghiệp nhất và tiện lợi nhất cho khách hàng. Không chỉ phục vụ hàng trăm bữa ăn ngon mỗi ngày cho khách hàng, Foodpanda còn cam kết là website đặt thức ăn trực tuyến có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất tại Việt Nam.

Thông tin chi tiết, truy cập: http://www.foodpanda.vn/

Những món ăn ngon khi đặt thức ăn trực tuyến
( Quảng cáo miễn phí )

Canh bí đỏ nấu tôm

Canh bí đỏ nấu tôm là một món ngon dễ làm. Bí đỏ chứa nhiều acid glutamic - có vai trò quan trọng trong chuyển hóa cơ thể, thải loại amoniac, thúc đẩy khả năng học tập và ghi nhớ của bộ não. Vào mùa thi, các món ăn với bí đỏ thường được các bà nội trợ chọn lựa cho người thân như một món ăn bổ não, giúp các sĩ tử dễ dàng vượt vũ môn.

» Tôm chiên Xù

NGUYÊN LIỆU

- Bí đỏ: 300 g
- Tôm tươi: 200 g
- Hành lá, rửa sạch thái nhỏ
- Hành khô.
- Gia vị: Muối, nước mắm, đường hoặc hạt nêm và tiêu


Các món ăn ngon với bí đỏ: Canh bí đỏ nấu tôm
Cách làm:
- Bí đỏ thái miếng vừa ăn.

- Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen trên lưng tôm, giã sơ.

- Ướp vào thịt tôm một thìa cà phê hạt nêm, chút xíu hạt tiêu.

- Đun nóng hai thìa dầu ăn, phi hành khô thơm, đổ tôm vào xào sơ.

- Đổ vào nồi khoảng 1 lít nước lọc.

- Đun tới khi nước sôi thì cho bí đỏ vào

- Đun đến khi bí mềm, nêm vào nồi một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt.

- Tắt bếp, rắc hành lá thái nhỏ vào nồi canh.

- Múc ra bát dùng làm món canh ăn với cơm.

Lưu ý: Các bạn cũng có thể nấu bí đỏ với sườn, cổ gà, tôm khô... Trong trường hợp nấu với tôm khô thì phải rửa sạch tôm, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để một lúc cho tôm ra nước ngọt rồi mới cho bí đỏ.

Click để xem thêm các món canh ngon:
» Canh chua nghao
» Canh riêu cua
» Canh cua khoai sọ rau rút

Thịt bò xào nấm kim châm

Bò xào nấm kim châm rất dễ thực hiện, đây là món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng. Nấm giòn dai quyện với vị ngọt tự nhiên của thịt bò tạo ra một món ăn thật khoái khẩu.

Nguyên liệu
Thịt bò mềm: 200 gr
Nấm kim châm: 400 gr
Cà rốt: 1 củ nhỏ
Hành lá
Tỏi: 1 củ
Hạt nêm, gia vị, dầu hào, tiêu, nước tương…

Món ăn ngon: Thịt bò xào nấm kim châm
Cách làm
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhuyễn.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái chân hương.

Nấm kim châm cắt bỏ chân, rửa qua nước sạch, để ráo.

Thịt bò thái mỏng ướp thịt với hạt nêm, gia vị, dầu hào, nước tương, ½ tỏi băm, ướp khoảng 10 phút cho thịt ngấm gia vị.

Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu, phi thơm tỏi và cho thịt bò vào xào nhanh tay với lửa to. Thịt bò chín tái múc thịt ra đĩa.

Tiếp đó cho cà rốt, ớt vào xào tới khi gần chín cho thịt bò, nấm vào xào cùng, đảo nhanh tay vì nấm rất nhanh chín, nêm thêm một chút nước tương. Cuối cùng tắt bếp, múc ra đĩa, rắc tiêu ăn nóng.

Nhiều hơn các món ăn ngon từ thịt bò:
» Bò bóp thấu
» Canh cải chua thịt bò 
» Thịt bò xào củ hành 
» Bò bít tết khoai tây 
» Thịt bò nướng sả ớt 
» Bò nhúng dấm

Canh hến nấu riêu

Hến là món món ngon đồng quê. Hến có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: canh hến nấu riêu, canh hến nấu rau, hến xào xúc bánh đa, cơm hến..

Làm Hến ngại nhất là khâu luộc và gỡ thịt. Hôm nay Bí Ngô sẽ chỉ các bạn cách làm hến nhanh và hiệu quả.

Nguyên liệu:
Hến: 2 -3 kg
Cà chua : 3 quả
Mỡ nước
Hành hoa
Thì là
Gia vị: Mẻ ngấu, nước mắm, hành củ, bột gia vị.

Món ăn ngon: Canh hến nấu riêu
Cách làm:
Hến mua vể chà rửa sạch. Đun một nồi nước sôi, nhắm lượng nước phải nhiều hơn lượng hến (nếu hến nhiều bạn có thể chia ra cho vào làm vài lần). Khi nước sôi cho hến vào, bật lửa lớn hết cỡ, một lúc sau phần thịt sẽ tách khỏi phần vỏ hến. Việc duy nhất bạn cần làm là dùng vợt vớt phần thịt hến ra tô.

Ướp thịt hến với chút gia vị, mì chính, mắm.

Vớt bỏ phần vỏ hến, phần nước hến để lắng, gạn lấy nước trong.

Cà chua bỏ hạt, 1 nửa thái nhỏ, một nửa thái múi cam. 

Mẻ lọc lấy nước đặc.

Hành, thì là cắt khúc ngắn.

Phi thơm hành củ, cho hến vào xào, xúc ra bát. Cho cà chua đã thái nhỏ vào chảo đảo, cho mẻ vào đun một lúc cho cà chua ra bột. Đổ nước hến, đun sôi, cho cà chua bổ múi cau vào, nêm nửa thì mì chính, một thìa hạt nêm, gia thêm chút nước mắm cho nổi vị. Cho thịt hến cùng với hành, thì là vào, bắc xuống.

Thế là bạn đã có một nồi canh hến nấu riêu ngon tuyệt, có thể dùng ăn với cơm hoặc bún đều tuyệt.

Chúc bạn thành công!

Các món canh ngon:
» Canh mồng tơi nấu tôm 
» Canh rau ngót thịt băm 
» Canh cải chua thịt bò