Showing posts with label tin-tuc. Show all posts
Showing posts with label tin-tuc. Show all posts

Chung kết 'Chiếc thìa vàng' 2014

Mỗi cuộc thi qua đi đều có người thắng, kẻ thua. Có những nụ cười và niềm hân hoan chiến thắng. Tất nhiên là cả những nỗi buồn, cảm xúc lẫn lộn.

» Chiếc Thìa Vàng 2014 - Bán kết Miền Nam
» Khi Ẩm thực kết hợp với Manga
» Kinh dị... món ngon Halloween

Nhưng điều quan trọng nhất chính là tinh thần chia sẻ, học hỏi từ chính đối thủ - đồng nghiệp.  Khép lại một hội thi đẹp, hẹn gặp lại mùa sau và hãy cùng "thưởng thức" những món ăn ngon trong vòng Chung kết cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2014.

Xoài xanh trộn tôm(khách sạn Caravelle) - 
đội giành giải Quán quân cuộc thi "Chiếc thìa vàng" năm nay.

Chiếc Thìa Vàng 2014 - Bán kết Miền Nam

Chiếc Thìa Vàng 2014 - ( Bán kết khu vực Miền Nam ), theo dõi cuộc thi này từ năm ngoái, phải công nhận là trình độ của các bạn ngày một tinh xảo. Mình không được nếm thử nên không biết ngon tới đâu nhưng mà nhìn thì thật là bắt mắt.

» Cuộc thi đầu bếp trẻ quốc tế Lee Kum Kee 2014
» Trang phục từ sữa cho các siêu nữ anh hùng
» Chung kết 'Chiếc thìa vàng' 2014

Món gỏi: dáng đứng Việt Nam
 Món gỏi: dáng đứng Việt Nam

Một món khai vị từ thịt cua
 Một món khai vị từ thịt cua

Bánh kem tươi mềm hương vani
Bánh kem tươi mềm hương vani

Thịt cừu sốt
Thịt cừu sốt

Món hàu với lá tía tô sấy khô
Món hàu với lá tía tô sấy khô

Gỏi tôm bông súng
Gỏi tôm bông súng 

Còi Điệp áp chảo, sốt chao
Còi Điệp áp chảo, sốt chao

Gà hầm tiêu, ăn cùng mì trứng trần
Gà hầm tiêu, ăn cùng mì trứng trần

Món Tôm thiết mộc tử
Món Tôm thiết mộc tử

Còn đây là bánh canh gạo lứt
Còn đây là bánh canh gạo lứt

Tôm chiên giòn, kèm hạt thanh long
Tôm chiên giòn, kèm hạt thanh long

Bánh phu thê nhân sầu riêng
Bánh phu thê nhân sầu riêng

Thạch thốt nốt
Thạch thốt nốt 

Chè yaourt nếp cẩm
Chè yaourt nếp cẩm

Tôm kim sa nổ muối
Tôm kim sa nổ muối

Việt Nam hướng tới danh hiệu “Bếp ăn Thế giới” ?

Khi nói tới Mỹ, chúng ta thường nhớ tới Hollywood - phim trường của thế giới, nơi những bộ phim bom tấn ra đời trong sự mong chờ, háo hức của người hâm mộ nghệ thuật thứ bảy; Khi nói tới thời trang hay một thương hiệu nước hoa quyến rũ, chúng ta nghĩ ngay tới “De France”; Nói tới Hà Lan là hoa Tuylip; Thụy Sĩ là đồng hồ, nhà băng; rồi trang sức Ý, mĩ phẩm Hàn Quốc…

» 10 thực phẩm được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới
» Cá Anh Vũ – Đặc sản tiến vua
» Cùng làm món ngon
Còn Việt Nam? Philip Kohler, chuyên gia  marketing hàng đầu thế giới khi nói về chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia đã khuyên Việt Nam hướng tới danh hiệu “Bếp ăn thế giới”!
 

Món ăn ngon từ Bếp ăn Thế giới
Lời khuyên này ngay sau đó trở thành đề tài tranh cãi trên rất nhiều đài báo, diễn đàn, liệu Việt Nam có thể làm được không và làm như thế nào?
 
Nói về nghệ thuật ẩm thực, thế giới được chia làm hai trường phái lớn. Pháp đại diện cho phương Tây với sự ngon miệng, chỉ riêng nước sốt đã có hàng ngàn loại,  chuẩn mực cho cả châu Âu với các quy tắc về phục vụ, dao, nĩa, rượu trên bàn ăn. Trung Quốc đại diện cho phương Đông với sự bổ dưỡng, với những món ăn đã đi vào truyền thuyết, những bữa tiệc lịch sử. Vậy có thực tế không khi chúng ta chọn cho mình hướng đi trở thành “bếp ăn của thế giới” ?
 
Nhìn ngay trong khu vực Đông Nam Á thôi, khi chúng ta đang loay hoay với khẩu hiệu “ Welcom to Việt Nam ”, “Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn”…thì Thái Lan từ lâu đã xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia bằng đầu tư cho ngành du lịch để được biết tới như là thiên đường nghỉ dưỡng. Ẩm thực Thái cũng được tiếp cận với du khách và được biết tới nhiều hơn. Ngay tại Việt Nam, nhiều nhà hàng khách sạn đã đưa món Thái vào thực đơn hoặc chuyên phục vụ món Thái. Thậm chí chỉ riêng cắt tỉa, đã hình thành hẳn một trường phái “ tỉa dưa hấu Thái”.
 
Trở lại với gợi ý của Philip Kohler, Việt Nam liệu có thể trở thành “bếp ăn thế giới” hay không?
 

Trước tiên phải nói đến quan niệm của phần lớn người dân Việt Nam vẫn coi ngành phục vụ nói chung và nghề nấu ăn nói riêng là một nghề thấp kém. Từ lâu đã có câu:
 
 “Xung quanh xoong chảo đen sì
Nước sôi ùng ục lấy gì vinh quang”
Ở Việt Nam đầu bếp không được coi là một nghề theo đúng nghĩa của nó. Những trường đào tạo chính quy, dài hạn ngành này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những nơi có đào tạo thì thiếu phương tiện giảng dạy, việc học nặng về tính lý thuyết, trong khi nấu ăn đòi hỏi tính thực hành cao. Vì vậy học viên sau khi ra trường không thể tìm cho mình một công việc theo đúng những gì đã học. Nhiều người thậm chí theo học chỉ vì thấy trên ti vi các đầu bếp đao pháp như thần, thân hình lẹ làng, uyển chuyển, khi xào thì ngọn lửa bốc cao hừng hừng khí thế. Biết đâu thực tế công việc là một áp lực vô cùng khủng khiếp về thời gian, tâm lý, thao tác, sự chuyên nghiệp, và cũng đòi hỏi không ít đam mê, lòng yêu nghề, óc thẩm mĩ. Ở Trung Quốc, chương trình đào tạo một đầu bếp chuyên nghiệp kéo dài tới sáu năm.
 
Vậy nên, chỉ khi nghề đầu bếp được coi trọng, người làm nghề phục vụ không cảm thấy e dè khi làm và nói về công việc của mình chúng ta mới có thể hy vọng về một thương hiệu quốc gia là một “bếp ăn thế giới”. Khi ấy, ẩm thực mới là mũi nhọn để giới thiệu văn hóa Việt Nam; để những nhà hàng của người Việt Nam ở nước ngoài được treo biển “món ăn Việt Nam” chứ không phải núp dưới bóng, “ China food”, hay “Japan food” để câu khách.
 
Với những ưu thế về thiên nhiên, con người, lịch sử ẩm thực, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để trở thành một ngôi sao sáng trên bản đồ ẩm thực thế giới. Những món ăn Việt Nam vốn phong phú về nguyên liệu, đa dạng về phương pháp chế biến, phù hợp âm dương, hội đủ ngũ hành chính là “nguyên liệu” để xây dựng thương hiệu ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh đó cần tầm nhìn của những nhà hoạch định chính sách; cùng một chiến lược xây dựng thương hiệu ẩm thực Việt Nam lâu dài, bài bản, ví dụ thông qua những Lễ hội ẩm thực, festival, giao lưu văn hóa…, phải giới thiệu được tinh hoa ẩm thực Việt Nam tới thế giới và đưa thế giới tới với ẩm thực Việt Nam. Việc xây dựng một chuẩn hệ thống các món ăn, cùng nguyên liệu, phương pháp chế biến làm tài liệu tham khảo cho những người làm nghề và cho tất cả thực khách, những ai quan tâm cũng là cần thiết.
 
Không chỉ giữ gìn và phát huy truyền thống ẩm thực của mình, chúng ta cần học hỏi cái hay trong cả cách quảng bá thương hiệu của những nước đã thành công trong lĩnh vực này. Ví dụ Nhật Bản vốn không có tài nguyên thiên nhiên gì, khẩu phần ăn thường là cá sống. Vậy mà bây giờ ở trên thế giới và cả ở Việt Nam, khi nhắc tới Sushi hay Shisami ai cũng biết, tất cả đều hiểu rằng đó là 

Nhật Bản. Trường phái ẩm thực Nhật Bản ngày càng được biết đến nhiều hơn, đó là trường phái của mĩ thuật ẩm thực, của “ăn đẹp”, bên cạnh trường phái ăn ngon và ăn bổ dưỡng của Pháp, Trung Quốc.
 
Thêm vào đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phong cách phục vụ chuyên nghiệp là yếu tố không thể không coi trọng; cùng với chiến lược phát triển thương hiệu nhà hàng, thương hiệu ẩm thực của địa phương cần đặt trong chiến lược phát triển thương hiệu ẩm thực quốc gia… Như vậy Việt Nam hoàn toàn có thể hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm ẩm thực của nhân loạị.

Bí Ngô

Cùng làm món ngon

Các bạn thân mến, chào mừng các bạn đã đến vói Blog của Bí Ngô.

Bí Ngô không phải một chuyên gia về ẩm thực, cũng không phải một đầu bếp tài ba. Bí Ngô đơn giản chỉ là một người yêu những món ăn ngon, có niềm đam mê với ẩm thực, và mong muốn được chia sẻ tình yêu của mình với mọi người.

Bí Ngô nghĩ rằng:
Làm món ăn ngon không cần công thức
Gia đình hạnh phúc, cùng làm món ngon.

Bí Ngô đã từng học nấu ăn, thích làm các món ngon và nhận ra rằng: Thật dễ dàng để có được công thức của một món ăn, nhất là trong thời đại của khoa học công nghệ và thông tin. Chúng ta có thể rất dễ dàng có được thông tin về công thức nấu một món ăn, dạng như:

Nguyên liệu:
Chanh: 01 quả vắt lấy nước
Đường: 01 muỗng cà phê
Muối: 0,5 muỗng....

Nhưng sự thật đâu phải chanh nào cũng chua như nhau: có chanh vườn, chanh đồi, chanh mọng, chanh khô. Đâu phải muối nào cũng mặn như nhau: có muối tinh, muối hạt, muối canh... Đường cũng vậy...

Nghệ thuật nấu ăn không chỉ là công thức, nó còn là đam mê, cảm xúc thương yêu dành cho người thân khi gửi gắm tình cảm của mình vào một món ăn. Không có con người hoàn thiện, cũng không có món ăn hoàm mĩ.

Với tâm tư như vậy Bí Ngô không quá chú trọng vào các công thức hay phương pháp chế biến một món ăn, cũng không cố gắng để cung cấp thật nhiều món ngon. Đơn giản, Bí Ngô chỉ muốn được chia sẻ, được lắng nghe, được làm bạn với mọi người. Và ẩm thực chỉ là một công cụ để giao tiếp, để Bí Ngô có thể nói rằng: "Mình yêu bạn"