Showing posts with label Sot-nuoc-cham. Show all posts
Showing posts with label Sot-nuoc-cham. Show all posts

Cách pha nước mắm chấm cho món chả giò

Nước mắm chấm cho món chả giò cần phải đặc và đậm mới đạt yêu cầu.

NGUYÊN LIỆU

- Nước sôi để nguội: 200 ml
- Đường cát trắng: 2,5 thìa
- Nước mắm nguyên chất: 3,5 thìa canh
- Giấm gạo: 3 thìa
- Ớt đỏ: tùy khả năng ăn cay
- Tỏi: 1 củ

Cách pha nước mắm chấm cho món chả giò
Nước mắm chấm cho món chả giò

CÁCH LÀM

- Ớt tươi bỏ hạt, băm nhỏ.

- Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

- Cho nước + đường + nước mắm + giấm + tỏi + ớt vào trong tô, khuấy đều cho tan hết gia vị.

Chúc các bạn thành công với cách làm nước mắm chấm chả giò.

Cách pha nước mắm chấm bánh cuốn

Nhìn chung nước mắm chấm bánh cuốn chỉ nên nhạt để có thể vừa ăn vừa húp được

NGUYÊN LIỆU

- Nước mắm: 4 thìa
- Dấm gạo: 1 thìa
- Đường: 2 thìa
- Nước sôi để nguội: 3 thìa
- Chanh tươi: 1 quả
- Ớt: tùy khả năng ăn cay
- Tỏi: 3 tép

Cách pha nước mắm chấm bánh cuốn
Nước mắm chấm bánh cuốn

CÁCH LÀM

- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

- Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

- Ớt tươi thái lát mỏng.

- Cho dấm, đường, nước, nước mắm vào trong 1 tô thủy tinh, khuấy đều. Sau đó cho tỏi, ớt, chanh.

- Nếu các bạn ăn hơi ngọt theo khẩu vị của người Nam thì có thể giảm bớt dấm chua, tăng lượng đường lên một chút. Còn nếu muốn ăn mặn có thể thêm 30 ml nước mắm.

Chúc các bạn thành công với Cách pha nước mắm chấm bánh cuốn !

Cách pha nước chấm chay

Cách pha nước chấm chay dưới đây được làm khá đơn giản, nhưng rất ngon, có thể dùng để chấm bún, cơm tấm, chả giò, bì cuốn, bánh xèo...

NGUYÊN LIỆU

- Đường vàng: 50 gr
- Nước: 200 ml
- Muối biển: 2 thìa
- Xì dầu: 1 thìa
- Nước cốt chanh: 3 thìa
- Ớt tươi: 1 quả

Cách pha nước chấm chay
Cách pha nước chấm chay

CÁCH LÀM

- Ớt băm nhỏ.

- Cho đường + nước + muối + xì dầu + nước cốt chanh + ớt tươi và tô, khuấy đều cho gia vị tan hết.

- Cho vào lọ thủy tinh, đậy nặp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Chúc các bạn thành công với Cách pha nước chấm chay !

Cách làm nước mắm mẻ chấm rau lang

Rau lang luộc, rau lang xào tỏi đều là món ăn dân dã mà ngon. Nhưng thường ở các quán hay ở nhà chúng ta vẫn sử dụng xì dầu tỏi ớt để chấm rau lang.

Nhưng thật ra, loại rau này phải sử dụng nước mắm mẻ mới đúng bài mà ngon đúng điệu. Trong bài viết này Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn Cách làm nước mắm mẻ chấm rau lang.

NGUYÊN LIỆU

- Mẻ ngấu: 1/2 bát
- Cà chua: 150 gr
- Hành tím khô: 1 củ to
- Nước mắm: 2 thìa cnh
- Bột ngọt: 1 thìa cà phê
- Đường: 1/2 thìa canh
- Dầu ăn

Cách làm nước mắm mẻ chấm rau lang
Nước mắm mẻ

CÁCH LÀM

- Mẻ ngấu các bạn lọc qua rây, lấy nước cốt đặc.

- Hàn tím bóc vỏ, thái lát.

- Cà chua rửa sạch, thái nhỏ.

- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, phi thơm hành khô.

- Khi hành se vàng và thơm các bạn cho cà chua vào đảo.

- Tiếp đó cho mẻ ngấu vào đun cùng cà chua.

- Nêm: 2 thìa nước mắm, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa cà phê đường. Đun một lúc cho cà chua nổi màu.

- Tắt bếp, lọc mắm mẻ qua rây, loại bỏ xác, vỏ cà chua.

- Vậy là các bạn đã hoàn thành món mắm mẻ rồi.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với Cách làm nước mắm mẻ chấm rau lang !

Video Cách làm nước mắm mẻ chấm rau lang

Cách pha Nước mắm hành chấm cá

Cách pha Nước mắm hành chấm cá không khó, nhưng không phải ai cũng biết. Loại mắm này thay vì sử dụng gừng, lại sử dụng dụng phần đầu trắng của hành hoa để tạo màu sắc và hương vị đặc trưng.

Nước mắm hành tươi ăn với cá rất hợp, cọng hành ngọt mà thơm phức, hòa quyện với thịt cá trắng muốt mà mềm ngọt.

NGUYÊN LIỆU

- Đầu hành hoa: 5 - 6 cọng
- Ớt tươi: tùy khả năng ăn cay
- Thì là: 1 ít
- Chanh tươi: 1 quả
- Gia vị: Nước mắm, đường

Cách pha Nước mắm hành chấm cá
Cách pha Nước mắm hành chấm cá

CÁCH LÀM

- Hành hoa các bạn nhặt rửa sạch, lấy phần cọng trắng, chẻ nhỏ.

- Thì là rửa sạch, thái nhỏ.

- Ớt tươi thái lát hoặc băm nhỏ (các bạn có thể sử dụng thêm ớt sừng để màu sắc của nước chấm đẹp hơn).

- Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt.

- Chuẩn bị bát nước chấm, cho 1 thìa đường + 2 thìa nước mắm + 1 thìa nước cốt chanh + khoảng 4 thìa nước đun sôi để nguội, khuấy đều.

- Khi gia vị tan hết các bạn cho đầu hành vào, tiếp đó là thì là, ớt, để ngâm khoảng 10 phút là có thể lấy ra dùng.

- Cá hấp, nấu riêu, om dưa, chấm với nước mắm hành rất hợp.

Chúc các bạn thfnh công và ngon miệng với Cách pha Nước mắm hành chấm cá !

Video Cách pha Nước mắm hành chấm cá

Cách pha nước mắm chấm nem rán

Nem rán hay còn gọi là bánh đa nem, chả bánh đa... là món ăn trứ danh của người Việt Nam, được các du khách trên thế giới đặc biệt yêu thích. Làm nem rán ngon đã khó, nhưng pha nước chấm nem ngon đúng điệu lại càng khó hơn.

Hôm nay, Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn Cách pha nước mắm chấm nem rán nhé!

Cách pha nước mắm chấm nem rán

NGUYÊN LIỆU

- Đu đủ xanh: 100 gr
- Cà rốt: 50 gr
- Tỏi: 1 củ
- Ớt: 1 quả (nhiều hơn nếu thích ăn cay)
- Rau mùi (ngò rí): 1 ít
- Đường: 1 bát con
- Dấm: 1 bát con
- Nước mắm: 1 bát con
- Nước lạnh: 3 bát con
- Chanh tươi: 1 quả nhỏ

Cách pha nước mắm chấm nem rán

CÁCH LÀM

- Đu đủ các bạn gọt vỏ, thái mỏng.

- Cà rốt tỉa hoa, thái mỏng.

- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ (các bạn không nên dùng máy xay, hoặc đập dập rồi băm - tuy nhanh nhưng tỏi bị dập, khi pha nước chấm sẽ nhanh chóng chìm xuống chứ không nổi, không đẹp).

- Ớt thái nhỏ.

- Rau mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

- Trong 1 tô lớn, cho đường + dấm + nước mắm + nước lạnh vào, khuấy cho gia vị tan đều.

- Chanh tươi vắt lấy nước cốt, cho tô. Chanh tươi giúp nước chấm thơm hơn, các bạn có thể thay thế dấm hoàn toàn bằng chanh cũng được. Hoặc cho nhiều chanh hơn và bớt lượng dấm đi.

- Khi gia vị tan hết các bạn cho tỏi + ớt + đu đủ + cà rốt vào, trộn đều. Để một lúc cho đu đủ, cà rốt ngấm mắm là có thể đem ra dùng được rồi.

Cách pha nước mắm chấm nem rán ngon vậy là hoàn thành, chúc các bạn thành công và ngon miệng.

Video Cách pha nước mắm chấm nem rán

Cách làm sa tế tôm tỏi tớt cay nồng tại nhà

Ớt sa tế - hay còn gọi là sa tế tôm là loại gia vị cay không thể thiếu trong các món bún bò, bánh canh, hủ tiếu.

Sa tế tôm cũng là gia vị được yêu thích trong nhiều món xào, nướng, lẩu như: mực xào sa tế, mực nướng sa tế, lẩu sa tế tôm...

Trong bài viết này Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách làm Sa tế tôm tỏi ớt cay thơm nồng tại nhà nhé!

NGUYÊN LIỆU

- Ớt hiểm: 50 gr
- Sả củ: 100 gr
- Ớt bột: 1,5 thì
- Tỏi khô: 1  củ
- Dầu ăn: 100 ml
- Đường: 1 thìa canh
- Muối: 1/2 thìa canh

Cách làm sa tế tôm tỏi tớt cay nồng tại nhà
Cách làm Sa tế tôm

CÁCH LÀM

- Tôm ngâm trong nước ấm cho nở. Sau đo nghiền hoặc băm nhỏ.

- Ớt khô cũng ngâm với 2 thìa nước ấm.

- Sả đập dập băm (hoặc xay) nhỏ.

- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

- Ớt tươi băm nhỏ.

- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng.

- Khi dầu ăn nóng cho sả vào chiên. Khi sả hơi se thì cho tỏi, tỏi se thì cho ớt tươi. Một lúc sau các bạn cho tiếp ớt khô.

- Khi các nguyên liệu trên được, các bạn cho tôm khô, đảo thêm một lúc thì cho gia vị, đường và muối.
(Bạn nào không thích tôm hoặc ăn chay thì có thể không cho. Ngoài tôm các bạn cũng có thể cho cồi sò điệp để tạo mùi thơm và vị ngọt cho sa tế).

- Khi sa tế keo lại các bạn tắt bếp, để nguội và cho vào hũ, đùng dần.

Nếu các bạn làm chuẩn sẽ có được hũ sa tế cay mà thơm nức, màu đỏ hồng tự nhiên của ớt rất đẹp (bạn nào chưa làm quen, chưa lên được màu thì có thể cho thêm một chút màu điều).

Video Cách làm sa tế tôm tỏi tớt cay nồng tại nhà

Cách làm dầu điều từ hạt điều màu

Màu điều hay còn gọi là dầu điều là một gia vị tạo màu, thường là màu đỏ hoặc cánh gián sậm cho món ăn.

Màu hạt điều giúp cho các món bún riêu, canh bún, bánh đa cua, bún bò, mắm chưng, chả của, mì Quảng, chả trứng hấp... trở nên hấp dẫn khó tả.

Hôm nay Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn Cách làm dầu điều từ hạt điều màu nhé!

NGUYÊN LIỆU

- Hạt điều: 50 gr
- Dầu ăn: 150 ml
- Tỏi khô: 3 tép

Cách làm dầu điều từ hạt điều màu

CÁCH LÀM

- Thường khi thắng dầu điều tỉ lệ là 1 phần hạt điều, 3 phần dầu ăn. Các bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ này để có màu điều đậm hơn hoặc nhạt hơn, tùy theo nhu cầu sử dụng.

- Hạt điều trước khi thắng các bạn rây qua để loại bỏ sạn, cặn bẩn, phòng trường hợp khi chiên sẽ cháy, khiến dầu bị đen.

- Tỏi để cả vỏ, đập dập.

- Bắc chảo hoặc nồi lên bếp, đun tới khi dàu ăn nóng vừa thì cho hạt điều vào.

- Thời gian thắng dầu điều chỉ khoảng 3 - 4 phút. Trong thời gian này các bạn chỉ nên để lửa vừa, tránh để hạt bị cháy sẽ khiến hạt bị cháy, khét và màu bị nhạt.

- Sau khi thắng các bạn cho dầu điều qua rây, loại bỏ hạt, để dầu nguội hẳn thì cho vào lọ, đậy kín nắp, dùng dần.

Video Cách làm dầu điều từ hạt điều màu

Cách làm sa tế tại nhà

Các bạn thân mến, sa tế là loại gia vị được sử dụng khá nhiều trong các món ăn Việt Nam, như: xào sa tế, nướng, nấu chao...

Sa tế có thể dễ dàng mua được ngoài chợ, siêu thị, nhưng cũng có thể tự làm ở nhà để đảm bảo chất lượng và gia giảm tùy theo sở thích.

Trong bài viết này Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn Cách làm sa tế tại nhà.

» Hướng dẫn cách tự làm nước mắm tại nhà

NGUYÊN LIỆU

- Dầu ăn: 350 ml
- Hoa hồi: 5 cánh
- Quế: 1 miếng
- Nguyệt quế: 2 lá
- Hồ tiêu: 40 gr
- Ớt khô xay nhỏ: 100 gr
- Muối: 1 ít


Cách làm sa tế tại nhà
Cách làm sa tế

Mực trứng chiên giòn sốt thơm

Mực trứng chiên giòn sốt thơm giòn dai mà ngọt nhẹ, thấm đều sốt thơm. Thỉnh thoảng các bạn làm món này để đổi bữa cho cả nhà nhé.

» Mực trứng rán muối ớt
» Canh mực nấu chua ngọt
» Canh mực nấu dứa

NGUYÊN LIỆU

– Mực trứng: 800 gr 
– Trứng gà: 1 quả
– Nước cốt thơm: 1/2 chén 
– Tỏi băm: 1 thìa cà phê 
– Hạt nêm: 1 thìa cà phê 
– Muối: 1/4 thìa cà phê 
– Đường: 1/2 thìa cà phê 
– Súp tương ớt: 1 thìa 
– Bột chiên xù: 100 gr 
– Bột mì: 1 thìa súp 
– Bột bắp: 1 thìa cà phê 
– Dầu để chiên

Mực trứng chiên giòn sốt thơm
Mực trứng chiên giòn sốt thơm

Hướng dẫn cách tự làm nước mắm tại nhà

Tự làm nước mắm tại nhà không phải là một điều gì đó xa xỉ! Điều đó đơn giản chỉ vì nó: NGON!

Một bát cơm gạo ngon, nước mắm cũng ngon, kết hợp với nhau chẳng cần đến cao lương mỹ vị cũng đã là một sự nên duyên tuyệt vời.

Nước mắm ngon chấm với giò, rau muống luộc, chăng phải pha phách gì cũng ngon!

Ngon thế, cách làm đơn giản thế, tại sao chúng ta lại không tự làm lấy nhỉ?

Mời các bạn cùng tham khảo cách làm dưới đây nhé.

» Cách làm Sốt tiêu đen

NGUYÊN LIỆU LÀM NƯỚC MẮM

- Cá cơm tươi: 3 kg
- Muối trắng: 1 kg
- Dứa (thơm): vài miếng
- Mật ong (hoặc đường): 1 ít
- Hũ đựng

Hướng dẫn cách tự làm nước mắm tại nhà

CÁCH LÀM NƯỚC MẮM

- Cá cơm các bạn chọn loại tươi (mùa cá cơm thường vào tháng 10 - 12 hàng năm), các bạn có thể làm nhiều một chút để dành ăn cả năm nhé.

- Hũ để muối mắm nên là hũ sành hoặc chum nhỏ từ đất nung, sẽ tốt hơn là hộp thủy tinh, hộp bằng nhựa.

- Cá cơm tươi ngon mua về các bạn rửa thật sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút, sau đó vớt ra để ráo.

- Rửa sạch hũ đựng rồi tráng qua 1 lần nước sôi, phơi ráo, tránh để ruồi nhặng bay vào (bọn này là chúa mất vệ sinh).

- Công thức ướp cá để làm nước mắm theo tỉ lệ chuẩn nhất được các cụ truyền lại là 4:1 (4 cá: 1 muối), hỗn hợp cá muối lúc này còn được theo cách gọi truyền thống là "chượp". 

- Đầu tiên các bạn rải 1 lớp muối dưới đáy hũ, rồi xếp đến 1 lớp cá, ròi lại lớp muối, lớp cá, làm như vậy cho đến khi hết số cá và muối. 

- Cuối cùng phủ 1 lớp nilon sạch sát mặt cá, rồi lại rải thêm 1 lớp muối nữa lên trên. Lớp muối này có tác dụng vừa dùng làm sức nén, vừa tạo môi trường kị khí, ép hết không khí ở bên trong ra ngoài. Sau đó các bạn đậy kín nắp hũ, để nơi thoáng mát.

Hướng dẫn cách tự làm nước mắm tại nhà

- Với 3 kg cá thì sau khoảng 6 tháng là các bạn đã có mắm để dùng. Tuy nhiên thời gian ủ chượp càng lâu, khoảng 12 tháng thì nước mắm mới là ngon nhất, vì lúc ấycá lúc ấy đã thủy phân trọn vẹn.

- Tới đây có một số bạn sẽ thắc mắc, vậy dứa, mật ong dùng để làm gì? Thực ra đây là kinh nghiệm dân gian, nếu cho vào hũ cá vài lát dứa hoặc 2 - 3 mật ong, hoặc 2 - 3 thìa canh đường sẽ giúp mắm "ngấu" hơn.

- Ngoài ra, muốn cá thủy phân nhanh hơn, cứ khoảng nửa tháng các bạn lại mở nắp, và dùng đũa sạch, đã trần qua nước sôi khuấy hũ mắm đều lên.

Hướng dẫn cách tự làm nước mắm tại nhà

Nước mắm được làm theo phương pháp truyền thống có màu cách gián, vàng đỏ rất đẹp. Mùi mắm thơm chứ không nồng nặc, khăm khẳm như nhiều người vẫn tưởng. Khi nếm thử có thể thấy được vị mặn đầu lưỡi và vị ngọt hậu.

Trong bài viết này Bí Ngô đã Hướng dẫn các bạn Cách tự làm nước mắm tại nhà, chúc các bạn thành công !

Cách làm Sốt tiêu đen

Sốt tiêu đen có vị hơi cay nồng, thơm ngon... Từ một loại sốt các bạn cứ thể chế ra để dùng làm sốt cho món thịt bò, ướp nướng, hoặc đơn giả là chấm rau củ quả luộc.

Hôm nay, Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách làm Sốt tiêu đen ngon mà đơn giản, dễ thực hiện.


NGUYÊN LIỆU

- Tiêu sọ hoặc tiêu đen: 20 gr
- Dầu hào: 1 thìa
- Rượu trắng: 1 thìa
- Giấm: 1/2 thìa
- Xì dầu (nước tương): 1/2 thìa
- Bột năng: 1 ít
- Đường: 1/2 thìa
- Hành, tỏi, gừng, cà chua
- Dầu ăn

Cách làm Sốt tiêu đen
Sốt tiêu đen

Cách làm Kho quẹt

Cách làm Kho quẹt khá đơn giản, chỉ với một ít tôm khô, tóp mỡ là bạn đã có một món cực ngon để ăn với cơm hoặc chấm bầu luộc, rau luộc thập cẩm.

Một gắp rau luộc xanh mềm chấm kho quẹt sền sệt còn nghi ngút khói, vị mặn của nước mắm, vị béo của tóp mỡ, vị cay nồng của ớt, tiêu… ÔI! Cái hương vị đặc trưng thật không thể lẫn vào đâu được.

» Cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm
» Cách pha nước mắm ăn bún chả giò ngon
» Cách pha nước mắm lèo chấm cá

NGUYÊN LIỆU

- Tóp mỡ: 200 gr
- Tôm khô: 50 gr
- Đường: 2 thìa canh
- Nước mắm: 1,5 thìa
- Hạt tiêu xay: 1/2 thìa cà phê
- Tiêu sọ đập dập: 1/2 thìa cà phê
- Tiêu xanh: 2 - 3 cọng
- Ớt bột: 1 thìa cà phê
- Hành hoa: 2 - 3 cây
- Hành khô: 1 củ

Cách làm Kho quẹt
Cách làm Kho quẹt

Cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm

Mùa đông, được thưởng thức cơm nóng cùng với thị ngâm mắm thật là tuyệt. Cũng là một cách để hạn chế phải ra ngoài trong những hôm rét mướt, vì chỉ cần thêm vài quả dưa chuột là đã có đủ đồ cho một bữa ăn đủ chất mà nhanh lẹ rồi.


Trong bài viết này Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm. Các bạn có thể áp dụng cho nhiều loại nguyên liệu như:

- Giò heo ngâm mắm
- Tai heo ngâm mắm
- Bắp bò ngâm mắm
- Chân gà ngâm mắm
....

Nguyên liệu làm mắm ngâm

- Nước mắm ngon: 300 ml
- Giấm ngon: 500 ml
- Đường vàng: 600 gr
- Nước lọc: 1 lít
- Hạt tiêu sọ (trắng hoặc đen) xay thô: 30 gr
- Hạt tiêu xanh: 5 - 7 nhánh
- Tỏi khô: 1 củ
- Ớt tươi: tùy khả năng ăn cay
- Gừng tươi: 1 miếng
- Công thức mắm ngâm trên được áp dụng cho 1 kg nguyên liệu (thịt lợn, bắp bò, chân gà)
- 1 hũ thủy tính lớn.

Cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm

Cách làm mắm ngâm

- Hạt tiêu đập dập.

- Tiêu xanh rửa sạch, để thật ráo.

- Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng.

- Ớt đập dập.

- Gừng rửa sạch, đập dập.

- Làm mắm: các bạn cho đường + mắm + dấm + nước vào trong nồi, đun vừa lửa cho đến khi đường tan hết, thỉnh thoảng đảo để đường không bị cháy. Lấy một chút ra để nguối rồi nếm thử, nêm lại để có được vị mặn ngọt chua cay vừa ý.

- Để đường nguội các bạn cho tiêu + tỏi + ớt vào.

- Các nguyên liệu như thịt bò, chân gà, giò heo thì các bạn rửa sạch, luộc chín. Ngâm trong nước lạnh có pha chút phèn chua (để không bị đen) trước khi cho vào lọ. Thịt chỉ nên luộc chín tới (trừ bắp bò nên luộc mềm một chút) để không bị nhừ quá.

- Lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa để đựng nên rửa sạch, trần hoặc luộc qua nước sôi để đảm bảo tiệt trùng và thịt không bị hỏng.

- Trong quá trình ngâm thịt trong mắm các bạn nên dùng phên tre hoặc nhựa cài lại để đảm bảo hỗn hợp mắm - dấm - đường luôn ngập mặt thịt.

- Sau 3 - 5 ngày ở nhiệt độ thường các món ngâm mắm bắt đầu dùng được (tùy vào nguyên liệu và kích cỡ cắt thái). Khi thịt ăn được các  bạn nên chuyển lọ thịt ngâm vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn.

Cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm
Giò heo ngâm mắm

Cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm
Bắp bò ngâm mắm

Cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm
Tai heo ngâm mắm

Cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm
Chân gà ngâm mắm

Chúc các bạn thành công với Cách làm mắm ngâm cho các món ngâm mắm và có được các hũ mắm ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

Cách pha nước mắm ăn bún chả giò ngon

Mất công hì hụi một buổi mới ra được một đĩa chả giò vàng ươm, vỏ giòn vàng, nhân tơi xốp, thơm nức mũi mà nước chấm lại kém duyên một chút thôi thì cũng uổng.

Hôm nay, Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn Cách pha nước mắm ăn bún chả giò ngon, hấp dẫn.

» Cách pha nước mắm lèo chấm cá
» Cách pha nước chấm gà luộc
» Cách pha chao

NGUYÊN LIỆU

- Su hào: 1/2 củ
- Cà rốt: 1/2 củ
- Tỏi khô: 5 tép
- Nước mắm: 1/2 bát con
- Nước dừa: 1 quả
- Đường: 4 thìa
- Tiêu xay: 1 thìa cà phê
- Ớt: 1 quả (hoặc tùy khả năng căn cay)
- Chanh tươi: 2 quả

Cách pha nước mắm ăn bún chả giò ngon
Nước mắm chấm bún chả giò

Cách pha nước mắm chấm ốc

Luộc ốc không khó, ai luộc cũng thế, cho chút gia vị, lá chanh hoặc bưởi, đậy vung, đun tới khi ốc rơi mày (miệng) ra là được. Bí quyết nằm ở Cách pha nước mắm chấm ốc.

Các hàng ốc, có quán đông, quán vắng, ngoài view đẹp thì nước mắm chấm ốc chính là một trong nhứng bí quyết sống còn.

Pha nước mắm chấm ốc có nhiều cách: sử dụng nắm mắm, sử dụng muối, dùng mẻ... Hôm nay Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách pha nước mắm chấm ốc đơn giản mà phổ biến nhất.

NGUYÊN LIỆU

- Nước mắm ngon: 4 thìa canh
- Nước sôi để nguội: 2 thìa
- Nước cốt chanh: 2 thìa
- Đường: 5 thìa
- Gừng: 1 mẩu nhỏ
- Tỏi: 5 tép
- Ớt: 1 quả
- Rau mùi: 1 ít
- Sả: 2 củ
- Lá chanh: 3, 4 lá

Cách pha nước mắm chấm ốc ngon
Nước mắm chấm ốc

Cách pha nước mắm lèo chấm cá

Cách pha nước mắm lèo chấm cá cùng với nước mắm gừng là hai loại nước chấm cá cơ bản. Cách làm cũng khá đơn giản.

Thành phần chủ yếu của nước mắm lèo là ruột cà băm nhỏ vừa tương bần, chưng lên. Nước chấm này thường sử dụng kho ở trạng thái nóng hoặc ấm, vị ngọt, bùi, béo.

» Cách pha nước chấm gà luộc
» Cách pha chao
» Cách làm muối rang cho các món rang muối

NGUYÊN LIỆU

- Lòng cá: 1 bộ (khoảng 300 gr)
- Tương bần: 50 ml
- Nước mắm: 20 ml
- Mì chính: 1/2 thìa
- Dấm: 1 thìa
- Đường 1/2 thìa
- Tiêu xay: 1/2 thìa cà phê
- Hành tím: 1 củ
- Gừng: 1 mẩu nhỏ
- Dầu ăn: 20 ml

CÁCH LÀM

Cách pha nước mắm lèo chấm cá

Tôm sốt chua ngọt

Tôm sốt chua ngọt có màu đỏ của cà chua, tôm hồng nhạt, thơm mùi tôm và các nguyên liệu, vị chua ngọt vừa ăn.

» Tôm xào thập cẩm
» Cách làm chả tôm
» Tôm rim

NGUYÊN LIỆU

- Tôm to: 500 gr
- Cà chua: 200 gr
- Xà lách: 300 gr
- Rau mùi: 100 gr
- Hành củ: 2 củ
- Tỏi khô: 1 củ
- Bột đao: 2 thìa
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, đường, nước mắm, mì chính, dấm, hạt tiêu.

Cách làm món Tôm sốt chua ngọt ngon
Tôm sốt chua ngọt

Cách pha nước mắm gừng chấm cá

Nước chấm cá hấp, cá rán, nướng có hai loại chính. Một là nước sốt được làm từ tương và ruột cá (mình sẽ giới thiệu sau) và nước mắm gừng.

Nước mắm gừng chấm cá về cơ bản là hài hòa chua cay mặn ngọt nhưng không ngọt như mắm ngọt, cũng không quá cay. Nổi mùi thơm của gừng và rau thì là thái nhỏ.

» Cách pha nước chấm nem, cuốn
» Cách pha nước chấm vịt
» Cách pha nước chấm gà luộc

NGUYÊN LIỆU

- Nước mắm ngon: 20 ml
- Dấm ngon: 20 ml
- Đường: 20 gr
- Nước lọc: 3 thìa
- Tỏi: 3 tép
- Ớt hiểm: 1/2 quả
- Gừng: 1 miếng nhỏ
- Thì là: 5 cây

Cách pha nước mắm gừng chấm cá
Nước mắm gừng chấm cá

Cách pha nước chấm nem, cuốn

Nước chấm nem, cuốn thường được dùng để chấm bánh đa nem, bánh tráng cuốn, các loại cuốn như: cuốn tôm, cuốn thịt... và chấm bún chả.

Nước chấm này thường có vị chua - mặn - ngọt, ít (hoặc không cay), vị cân nhưng nhạt, thường thì chỉ đậm hơn nước chấm bánh cuốn một chút.

NGUYÊN LIỆU

- Nước mắm ngon: 20 ml
- Đường: 20 gr
- Dấm gạo: 20 ml
- Nước lọc: 100 ml
- Tỏi: 5 tép
- Ớt sừng: 1/2 quả
- Đu đủ, cà rốt, su hào
- Rau mùi
- Tiêu xay

Cách pha nước chấm nem, cuốn ngon
Nước mắm chấm nem