Showing posts with label Banh-Keo. Show all posts
Showing posts with label Banh-Keo. Show all posts
Cách làm Bánh khúc cây
Bánh khúc cây là một trong những món ăn truyền thông phổ biến nhất trong dịp lễ giáng sinh của người phương Tây.
Trước đây, vào đêm trước giáng sinh người châu Âu sẽ kiếm một khúc cây lớn mang về nhà làm lễ. Người ta đặt khúc cây trên lò sưởi, làm lễ và rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, rượu nóng và gửi gắm những lời nguyện ước của mình.
Sau nhiều thay đổi, khúc cây dần được thay thế bằng những tấm bánh ngọt, thơm mát.
Bánh khúc cây lạnh vị socola – xoài
Vào mùa đông rất nhiều người thích đi ăn kem! Vậy tại sao chúng ta lại không thử với với bánh lạnh nhỉ? Bánh khúc cây lạnh vị chocolate – xoài sẽ đem tới một kỳ giáng sinh vui vẻ đó các bạn.
NGUYÊN LIỆU
– Socola đen: 100 gr
– Đường kính: 100 gr
– Lòng đỏ trứng: 3
– Kem tươi: 400 ml
– Đường hạt: 100 gr
– Bột dừa
Bánh khúc cây lạnh vị socola – xoài
Tự làm bánh chocolate đón năm mới
Chỉ với một chút khéo léo các bạn đã có trong tay những chiếc bánh chocolate ngọt ngào pha chút vị đăng đắng của cacao và kem bơ béo ngậy cho những ngày đầu năm sum họp với gia đình.
NGUYÊN LIỆU
- Bột mỳ: 100 gr
- Bột cacao: 30 gr
- Nước sôi nóng: 120 ml
- Bơ không muối: 50 gr
- Đường cát trắng: 60 gr
- Trứng gà: 1 quả
- Muối: 1/2 thìa nhỏ
- Bột nở: 1/2 thìa nhỏ
- Vani: 1 ống
- Phần kem bơ: 80 gr bơ không muối + 30 ml sữa tươi + 30 gr đường cát trắng + màu thực phẩm.
Bánh chocolate
Cách làm kẹo gậy đón giáng sinh
Từ xa xưa kẹo cây gậy đã trở thành món ăn không thể thiếu trong lễ Giáng sinh.
Hương vị bạc hà thơm mát của kẹo gậy khiến người lớn cũng như trẻ em đều yêu thích.
Giáng sinh này cac bạn có thể làm kẹo cây gậy ngay ở nhà cho các bé thưởng thức.
NGUYÊN LIỆU
– Đường trắng: 2 kg
– Si rô ngô: 600 ml
– Nước: 150 ml
– Chiết xuật bạc hà: 1 thìa
– Màu thực phẩm đỏ
– Màu thực phẩm trắng
CÁCH LÀM
– Đầu tiên các bạn phun một lớp chống dính cho thực phẩm lên 2 khay nướng bánh rồi đặt qua một bên.
– Tiếp đó bật nóng lò trước ở nhiệt độ 93 độ C.
– Trộn đều đường, si rô ngô và nước trong một chiếc chảo con sâu lòng rồi đặt chảo lên bếp ở nhiệt độ vừa hoặc cao. Tiếp đó các bạn cho đường vào khuấy.
– Khi hỗn hợp bắt đầu sôi thì ngừng khuấy, dùng nhiệt kế nấu ăn đo tới khi nhiệt độ lên tới 141 độ C.
– Khi đủ nhiệt độ các bạn nhấc chảo ra khỏi bếp, từ từ cho chiết xuất bạc hà vào khuấy. Sau đó, đổ ½ lượng hỗn hợp vào 1 khay nướng, cho luôn khay nướng vào lò để giữ ấm hỗn hợp.
– Ở phần hỗn hợp còn lại các bạn thêm vài giọt màu thực phẩm đỏ rồi khuấy đều.
– Chờ tới khi hỗn hợp màu đỏ nguội dần nhưng không lạnh hẳn, các bạn đeo găng tay vào và kéo hỗn hợp thành sợi dài. Kéo và cuộn sợi kẹo như hình nhiều lần. Sau đó cho sợi kẹo đỏ vào lò để giữ ấm.
– Cho màu thực phẩm trắng vào phần hỗn hợp còn lại lấy từ trong lò ra, làm tương tự như với màu đỏ.
– Bước tiếp theo, các bạn vê một ít hỗn hợp đỏ và một phần hỗn hợp trắng rồi lăn lại với nhau để tạo thành hình một cây gậy màu đỏ và trắng.
– Uốn cong phần đầu để tạo hình, làm tương tự cho đến khi hết.
– Vậy là bạn đã có những cây kẹo gậy đúng chất giáng sinh cho bàn tiệc rồi đó.
Ngoài việc ăn thì kẹo gậy sau khi bọc ni long dùng để trang trí cây thông noel cũng rất đẹp !
Cách làm bánh Pavlova dâu tây
Pavlova là tên gọi 1 loại bánh giáng sinh truyền thống ở Úc và New Zealand. Bánh được làm từ lòng trắng trứng đánh bông với đường
Bên ngoài bánh Pavlova là lớp vỏ cứng nhưng xốp, bên trong là lớp mashmallow mềm, hơi dai và trắng muốt.
Bánh Pavlova thường được dùng kèm với kem tươi đánh bông và hoa quả tươi, các loại quả dâu, kiwi… hoặc là các loại hoa quả tươi khác.
Bánh sampa truyền thống
Bánh sampa truyền thống xốp giòn, thơm mùi bơ và trứng gà. Bạn có thể làm món bánh này ngay tại nhà để dùng dần.
- Bột mỳ: 100 gr
- Trứng gà: 3 quả
- Đường cát trắng: 70 gr
- Vani: 1 ống
- Muối: 1/2 thìa nhỏ
- Sữa bột: 1 thìa canh
- Một ít bột mỳ để thoa khuôn
- Dầu ăn
- Khuôn bánh sampa
- 1 lòng trắng trứng gà và đường cát trắng dùng để áo bên ngoài bánh.
- Đập trứng gà ra bát, tách lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng gà ra hai âu sạch.
- Dùng máy đánh trứng đánh bông lòng trắng trứng gà với 1/2 thìa nhỏ muối và 40 gr đường cát trắng.
- Cho nửa phần đường còn lại vào âu lòng đỏ, dùng máy đánh bông trắng, thêm sữa bột vào, dùng muôi trộn đều.
- Bột mỳ rây mịn.
- Cho bột mỳ, bơ đã nóng chảy chảy, vani vào âu đựng lòng đỏ dùng muôi trộn đều.
- Cho tiếp phần lòng trắng đã đánh bông ở vào âu lòng đỏ, trộn nhẹ tay thành hỗn hợp đồng nhất.
- Thoa một ít dầu ăn và rắc một ít bột mỳ vào khuôn, dùng tay đập nhẹ cho phần bột mỳ rớt ra.
- Dùng thìa múc một ít hỗn hợp bột cho vào từng khuôn nhỏ (Nếu bạn không có khuôn có thể nặn bột ra khay nướng có lót giấy nến để chống dính, nặn thành những thỏi bánh dài).
- Lò bật nóng, cho khay bánh vào nướng ở nhiệt độ 160 độ C từ 8 đến 10 phút đến khi mặt bánh vàng, bạn lấy ra để nguội, dùng mũi nhọn tách bánh ra để riêng. Tiếp tục nướng cho hết phần bột.
- Bạn xếp tất cả bánh đã nướng lại vào khay, dùng cọ phết lòng trắng trứng lên bề mặt từng chiếc bánh và rắc một ít đường lên bề mặt.
- Tiếp tục cho khay bánh vào lò nướng ở 100 độ C từ 5 đến 7 phút, công đoạn nướng lần thứ hai đặt nhiệt độ thấp hơn để giữ bánh được giòn lâu. Bánh sau khi nướng lấy ra để nguội, cất vào lọ dùng dần.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm Bánh sampa truyền thống !
NGUYÊN LIỆU
- Bơ: 30 gr- Bột mỳ: 100 gr
- Trứng gà: 3 quả
- Đường cát trắng: 70 gr
- Vani: 1 ống
- Muối: 1/2 thìa nhỏ
- Sữa bột: 1 thìa canh
- Một ít bột mỳ để thoa khuôn
- Dầu ăn
- Khuôn bánh sampa
- 1 lòng trắng trứng gà và đường cát trắng dùng để áo bên ngoài bánh.
Bánh sampa truyền thống
CÁCH LÀM
- Đầu tiên các bạn cho bơ vào bát nhỏ, đun chảy bơ.- Đập trứng gà ra bát, tách lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng gà ra hai âu sạch.
- Dùng máy đánh trứng đánh bông lòng trắng trứng gà với 1/2 thìa nhỏ muối và 40 gr đường cát trắng.
- Cho nửa phần đường còn lại vào âu lòng đỏ, dùng máy đánh bông trắng, thêm sữa bột vào, dùng muôi trộn đều.
- Bột mỳ rây mịn.
- Cho bột mỳ, bơ đã nóng chảy chảy, vani vào âu đựng lòng đỏ dùng muôi trộn đều.
- Cho tiếp phần lòng trắng đã đánh bông ở vào âu lòng đỏ, trộn nhẹ tay thành hỗn hợp đồng nhất.
- Thoa một ít dầu ăn và rắc một ít bột mỳ vào khuôn, dùng tay đập nhẹ cho phần bột mỳ rớt ra.
- Dùng thìa múc một ít hỗn hợp bột cho vào từng khuôn nhỏ (Nếu bạn không có khuôn có thể nặn bột ra khay nướng có lót giấy nến để chống dính, nặn thành những thỏi bánh dài).
- Lò bật nóng, cho khay bánh vào nướng ở nhiệt độ 160 độ C từ 8 đến 10 phút đến khi mặt bánh vàng, bạn lấy ra để nguội, dùng mũi nhọn tách bánh ra để riêng. Tiếp tục nướng cho hết phần bột.
- Bạn xếp tất cả bánh đã nướng lại vào khay, dùng cọ phết lòng trắng trứng lên bề mặt từng chiếc bánh và rắc một ít đường lên bề mặt.
- Tiếp tục cho khay bánh vào lò nướng ở 100 độ C từ 5 đến 7 phút, công đoạn nướng lần thứ hai đặt nhiệt độ thấp hơn để giữ bánh được giòn lâu. Bánh sau khi nướng lấy ra để nguội, cất vào lọ dùng dần.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm Bánh sampa truyền thống !
Bánh dẻo nhân xoài cho một mùa trung thu thơm ngọt
Bánh dẻo nhân xoài với phần vỏ từ bột nếp truyền thống được lăn qua dừa nạo và phần nhân cách điệu là xoài nhuyễn ngọt lịm, thơm phức mùi hương của hoa quả chín sẽ là một món quà ngon không thể chối từ cho một mùa trung thu thơm ngọt!
Bánh trung thu nướng nhân đậu đỏ
Được thưởng thức món bánh trung thu nướng nhân đậu đỏ do tự tay mình làm thì các giác thế nào nhỉ?
Chắc chắn lại rất thú vị rồi! Các bạn hãy cùng thao khảo cách làm bánh trung thu nhân đậu đỏ đơn giản mà cực ngon dưới đây nhé.
NGUYÊN LIỆU
– Bột mì đa dụng: 200 gr– Nước tro tàu: 3 ml
– Dầu mè: 25 gr
– Mạch nha: 75 gr
– Đậu đỏ: 500 gr
– Lòng đỏ trứng: 1 cái
– Dụng cụ làm bánh: khuôn, lò nướng…
CÁCH LÀM
Cách làm nhân đậu đỏ
– Đậu đỏ rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 5 – 6 tiếng cho mềm.– Cho đậu vào nồi áp suất, đổ nước, ninh nhừ.
– Khi đậu đỏ chín nhừ, các bạn cho đậu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
– Cho đậu đỏ vừa xay vào chảo, thêm đường, vặn lửa nhỏ và đảo đều tay.
– Thêm dầu mè vào cho thơm, đảo cho đến khi hỗn hợp khô sánh.
– Viên đậu đỏ thành từng viên khoảng 80 gr
Làm vỏ bánh nướng
– Trước tiên, đỏ dầu mè, mạch nha, nước tro tàu vào âu lớn.– Đổ bột mì vào, trộn đều bột cho nhuyễn.
– Để bột nghỉ khoảng 1 tiếng.
– Viên bột làm vỏ bánh thành từng viên khoảng 40 gr.
– Dùng tay ấn nhẹ viên bột để bột dẹt ra, đặt nhân bánh vào giữa, túm bột lại, viên tròn.
– Đặt bột vào khuôn bánh nướng để tạo hình cho bánh.
– Đẩy nắp khuôn nhẹ nhàng để lấy bánh ra.
Nướng bánh
– Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng, đánh lòng đỏ trứng cùng với chút nước cho nhuyễn.– Cho đã thành hình vào lò nướng, nướng ở nhiệt độ 190°C trong khoảng 5 phút, rồi lấy bánh ra. Sử dụng chổi quét bột để quét trứng gà lên bề mặt bánh.
Bánh trung thu nhân đậu đỏ
– Tiếp tục cho bánh trở lại lò và nướng bánh ở nhiệt độ 190°C thêm 5 phút rồi bỏ bánh ra. Tiếp tục phết thêm hỗn hợp trứng lên mặt bánh 1 lần nữa, nướng thêm 5 phút rồi đem bánh ra khỏi lò.
– Xếp bánh lên vỉ để bánh nguội, không bị hấp hơi.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh trung thu nhân đậu đỏ !
Bánh nướng hạt dẻ nhân trứng muối
Bánh nướng hạt dẻ nhân trứng muối là một biến tấu ngọt ngào của bánh trung thu truyền thống với phần nhân bùi, dẻo, ngọt vừa, xen lẫn trứng muối béo bùi.
Các bạn hãy áp dụng cách làm bánh được chia sẻ dưới đây cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
NGUYÊN LIỆU
– Bột mì: 155 gr
– Bột sữa: 8 gr
– Dầu ăn: 35 ml
– Nước đường: 110 ml
– Muối: 1/6 thìa cà phê
– Hạt dẻ: 500 gr
– Bột nếp rang: 45 gr
– Dầu ăn: 50 ml
– Nước đường: 100 ml
– Đường: 50 gr
– Muối: 1/6 thìa cà phê
– Nước: 70 ml
– Vani: 1/2 ống
– Lòng đỏ trứng gà: 1/2 cái
– Rượu thơm: 1 thìa canh
CÁCH LÀM
– Hạt dẻ các bạn luộc chín, bóc bỏ vỏ.
– Cho hạt dẻ vừa bóc vào máy xay sinh tố, thêm nước, đường, xay nhuyễn
– Cho hỗn hợp vừa xay vào chảo cùng với nước đường làm bánh, muối, vani, trộn đều.
– Bột nếp trộn cùng với dầu ăn, nhào nhuyễn.
– Khi hỗn hợp nhân hạt dẻ và nước đường sen được khoảng 10 phút các bạn hạ lửa, cho bột nếp đã nhào với dầu ăn vào.
– Sên đến khi nhân mịn dẻo, không dính thì tắt bếp.
– Chờ nhân nguội các bạn chia nhân thành các phần đều nhau, viên tròn, ấn dẹt rồi cho trứng muối vào, vo tròn lại.
– Nước đường, dầu, muối cho vào âu trộn đều.
– Rây bột mì vào. Mang bao tay trộn vài phút cho bột mịn dẻo. Để yên cho bột nghỉ khoảng 1 tiếng.
– Chia nhân khoảng 80 (bao gồm trứng muối. Xem cách xử lý nhân trứng muối làm bánh trung thu), còn vỏ là 40 gr.
– Cán bột làm vỏ bánh mỏng, cho viên nhân vòa giữa, túm bột quanh nhân rồi vo tròn.– Rắc một chút bột mì quanh viên bột và khuôn. Cho biên bột vào khuôn và ấn chặt tay để định hình bánh, sau đó nhẹ nhàng lấy bánh ra.
– Làm nóng lò khoảng 10 phút ở nhiệt độ 185 độ C.
– Khi lò nóng các bạn cho khay bánh vào ngăn giữa lò nướng khoảng 5 phút.
– Qua 5 phút các bạn lấy ra, xịt nước (phun sương), để cho bánh nguội bớt rồi quét trứng gà lên.
– Cho khay bánh trở lại lò, nướng thêm 6 phút thì lại lấy ra phun sương, để nguội, quét bánh.
– Tiếp đó các bạn lại cho bánh vào lò, nướng thêm 6 phút là bánh chín.
– Lấy bánh nướng nhân hạt dẻ trứng muối ra, để nguội trước khi cho vào túi bóng, giữ 1 -2 ngày cho vỏ bánh mềm ra.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm Bánh nướng hạt dẻ trứng muối !
Các bạn hãy áp dụng cách làm bánh được chia sẻ dưới đây cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
NGUYÊN LIỆU
* Nguyên liệu vỏ bánh
– Bột mì: 155 gr
– Bột sữa: 8 gr
– Dầu ăn: 35 ml
– Nước đường: 110 ml
– Muối: 1/6 thìa cà phê
* Nguyên liệu nhân bánh
– Hạt dẻ: 500 gr
– Bột nếp rang: 45 gr
– Dầu ăn: 50 ml
– Nước đường: 100 ml
– Đường: 50 gr
– Muối: 1/6 thìa cà phê
– Nước: 70 ml
– Vani: 1/2 ống
* Phần để quét lên bánh
– Lòng đỏ trứng gà: 1/2 cái
– Rượu thơm: 1 thìa canh
CÁCH LÀM
* Cách làm nhân bánhBánh nướng hạt dẻ nhân trứng muối
– Hạt dẻ các bạn luộc chín, bóc bỏ vỏ.
– Cho hạt dẻ vừa bóc vào máy xay sinh tố, thêm nước, đường, xay nhuyễn
– Cho hỗn hợp vừa xay vào chảo cùng với nước đường làm bánh, muối, vani, trộn đều.
– Bột nếp trộn cùng với dầu ăn, nhào nhuyễn.
– Khi hỗn hợp nhân hạt dẻ và nước đường sen được khoảng 10 phút các bạn hạ lửa, cho bột nếp đã nhào với dầu ăn vào.
– Sên đến khi nhân mịn dẻo, không dính thì tắt bếp.
– Chờ nhân nguội các bạn chia nhân thành các phần đều nhau, viên tròn, ấn dẹt rồi cho trứng muối vào, vo tròn lại.
* Cách làm vỏ bánh
– Nước đường, dầu, muối cho vào âu trộn đều.
– Rây bột mì vào. Mang bao tay trộn vài phút cho bột mịn dẻo. Để yên cho bột nghỉ khoảng 1 tiếng.
* Đóng bánh
– Chia nhân khoảng 80 (bao gồm trứng muối. Xem cách xử lý nhân trứng muối làm bánh trung thu), còn vỏ là 40 gr.
– Cán bột làm vỏ bánh mỏng, cho viên nhân vòa giữa, túm bột quanh nhân rồi vo tròn.– Rắc một chút bột mì quanh viên bột và khuôn. Cho biên bột vào khuôn và ấn chặt tay để định hình bánh, sau đó nhẹ nhàng lấy bánh ra.
* Nướng bánh
– Làm nóng lò khoảng 10 phút ở nhiệt độ 185 độ C.
– Khi lò nóng các bạn cho khay bánh vào ngăn giữa lò nướng khoảng 5 phút.
– Qua 5 phút các bạn lấy ra, xịt nước (phun sương), để cho bánh nguội bớt rồi quét trứng gà lên.
– Cho khay bánh trở lại lò, nướng thêm 6 phút thì lại lấy ra phun sương, để nguội, quét bánh.
– Tiếp đó các bạn lại cho bánh vào lò, nướng thêm 6 phút là bánh chín.
– Lấy bánh nướng nhân hạt dẻ trứng muối ra, để nguội trước khi cho vào túi bóng, giữ 1 -2 ngày cho vỏ bánh mềm ra.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm Bánh nướng hạt dẻ trứng muối !
Bánh trung thu khoai lang nhân sen nhuyễn
Bánh trung thu khoai lang nhân sen nhuyễn với nhân hạt sen tươi nhuyễn, mềm mịn, được bao bọc với lớp vỏ màu tím huyền diệu của khoai lang. Bánh mềm ngọt, rất chi là ngon đấy các bạn ạ!
NGUYÊN LIỆU
– Khoai lang tím: 500 gr
– Hạt sen tươi: 300 gr
– Đường: 100 gr
– Dầu ăn: 20 ml
CÁCH LÀM
– Hạt sen các bạn bóc vỏ cứng, bỏ vỏ lụa, thông tâm, rửa sạch, để ráo.
– Cho hạt sen vào nồi áp suất, đổ nước qua mặt hạt sen, hầm nhừ.
– Vớt hạt sen ra, để nguội. Sau đó cho hạt sen vào máy xay sinh tố, xay mịn với đường (các bạn cho chút nước để hạt sen được mịn).
– Bắc chảo lên bếp, cho hạt sen vào sên nhỏ lửa với một chút dầu cho đến khi hạt sen dẻo quánh lại thì tắt bếp.
– Khoai lang các bạn rửa sạch, hấp chín, nghiền thành bột, bỏ xơ (nếu có).
– Cho khoai lang nghiền vào tủ lạnh, để khoảng nửa tiếng.
– Vê hạt sen thành từng viên tròn khoảng 40 gr. Còn khoai lang bạn cũng chia thành từng phần khoảng 80 gr.
– Ép nhẹ khoai lang cho dẹt ra, cho sen nhuyễn vào giữa, túm mép lại (sao cho bao trọn nhân hạt sen).
– Cho một chút dầu ăn vào khuôn, cho phần sen và khoai vừa viên tròn vào khuôn ép thành bánh, nén thật chặt để bánh không bị rời hoặc vỡ.
– Đây phần đáy khuôn để lấy bánh ra.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước làm Bánh trung thu khoai lang nhân sen nhuyễn rồi đấy.
Chúc các bạn ngon miệng!
NGUYÊN LIỆU
– Khoai lang tím: 500 gr
– Hạt sen tươi: 300 gr
– Đường: 100 gr
– Dầu ăn: 20 ml
CÁCH LÀM
– Hạt sen các bạn bóc vỏ cứng, bỏ vỏ lụa, thông tâm, rửa sạch, để ráo.
– Cho hạt sen vào nồi áp suất, đổ nước qua mặt hạt sen, hầm nhừ.
– Vớt hạt sen ra, để nguội. Sau đó cho hạt sen vào máy xay sinh tố, xay mịn với đường (các bạn cho chút nước để hạt sen được mịn).
– Bắc chảo lên bếp, cho hạt sen vào sên nhỏ lửa với một chút dầu cho đến khi hạt sen dẻo quánh lại thì tắt bếp.
– Khoai lang các bạn rửa sạch, hấp chín, nghiền thành bột, bỏ xơ (nếu có).
– Cho khoai lang nghiền vào tủ lạnh, để khoảng nửa tiếng.
– Vê hạt sen thành từng viên tròn khoảng 40 gr. Còn khoai lang bạn cũng chia thành từng phần khoảng 80 gr.
– Ép nhẹ khoai lang cho dẹt ra, cho sen nhuyễn vào giữa, túm mép lại (sao cho bao trọn nhân hạt sen).
– Cho một chút dầu ăn vào khuôn, cho phần sen và khoai vừa viên tròn vào khuôn ép thành bánh, nén thật chặt để bánh không bị rời hoặc vỡ.
– Đây phần đáy khuôn để lấy bánh ra.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước làm Bánh trung thu khoai lang nhân sen nhuyễn rồi đấy.
Chúc các bạn ngon miệng!
Cách làm bánh Trung thu hình thỏ cho bé yêu
Bên cạnh những bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, bánh trung thu hình thỏ, hình con mèo, hay heo con sẽ khiến cho bất cứ ai nhìn thấy cũng đều thích thú.
NGUYÊN LIỆU
– Bột mì: 300 gr
– Nước dùng: 200 gr
– Nước tro tàu: 5 ml
– Dầu ăn: 40 gr
– Đậu xanh chà vỏ: 140 gr
– Đường: 90 gr
– Dầu ăn: 40 gr
– Bột gạo nếp rang: 10 gr
bánh Trung thu hình thỏ
– Trứng: 1 quả
– Nước hàng: 1 chút
– Nước: 5 ml
– Dụng cụ: máy xay, khuôn ép cơm mini hình mặt thỏ, chổi phết bánh
CÁCH LÀM
– Đậu xanh các bạn ngâm với nước qua đêm cùng với một chút muối cho nở đều rồi đãi sạch vỏ.
– Qua hôm sau các bạn cho đậu xanh vào nồi, đổ nước gấp đôi phần đậu xanh, bắc lên bếp, mở lửa lớn.
– Hầm cho tới khi đậu xanh mềm, nhừ (lấy ra một hạt, miết thử bằng tay xem có mịn không). Sau đó, các bạn múc đậu ra bát, để nguội.
– Cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
– Tiếp đó các bạn đổ đậu xanh đã xay vào trong một cái nồi, bắc lên bếp, bắt đầu sên đậu xanh.
– Để nhỏ lửa, quấy đều tay để đậu không bị bén lửa. Sau đó, các bạn cho đường cát trắng vào nồi đậu và khuấy đều.
– Khi nhân đậu xanh đã khô bớt nước, các bạn tắt bếp và chuyển đậu sang chảo chống dính khác. Bắc lên bếp, mở nhỏ lửa và tiếp tục đảo đều.
– Từ từ dầu ăn vào đậu xanh, khuấy đều cho dầu ăn thấm từ từ vào trong đậu.
bánh Trung thu hình thỏ
– Các bạn khuấy đậu thêm một lúc, khi thấy đặc lại thì các bạn hãy cho thêm bột gạo nếp rang.
– Khuấy đậu xanh thêm vài phút nữa là các bạn có thể tắt bếp, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục đảo như vậy một lúc, mục đích là để làm đậu thật dẻo quánh và nguội bớt.
– Sau khi nhân đậu xanh nguội các bạn vo nhân bánh lại thành nhiều viên tròn, trọng lượng khoảng 80 gr/viên.
– Cho bột mì vào tô, dàn bột sang xung quanh để chừa một khoảng rỗng ở giữa.
– Cho nước đường, nước tro tàu và dầu ăn vào giữa. Tiến hành nhào bột.
– Các bạn cần nhào bột cho thật kĩ để chúng ta được một khối bột đồng nhất, mịn, dẻo.
– Sau đó chúng ta cũng chia bột thành những phần bột nhỏ tương ứng với những số lượng của phần nhân bánh, khoảng 40 gr một phần.
– Trứng các bạn đập ra bát, tách riêng lấy lòng đỏ.
– Trộn trứng với nước hàng và nước lọc rồi đánh cho thật đều.
– Lấy một viên bột vỏ bánh, cán mỏng rồi cho một viên nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Làm tương tự cho đến khi hết bột bánh và nhân đậu xanh.
– Cho bánh vào khuôn, ép chặt tay rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra.
– Làm nóng là ở 230 độ C khoảng 5 phút. Cho bánh vào lò nướng.
– Sau khoảng 5 phút các bạn lấy bánh ra ngoài, phun chút nước, đợi cho bánh nguội thì dùng chổi phết một lớp hỗn hợp trứng lên bánh.
– Sau đó cho bánh vào lò nướng tiếp khoảng 10 phút nữa thì tắt lò và lấy bánh ra ngoài.
– Để bánh nguội thì cho vào túi nilong, sau 1 – 2 ngày vỏ bánh mềm là có thể lấy ra ăn được.
Chúc các bạn thành công và ăn ngon miệng với bánh trung thu hình thỏ nhé!
* Nguyên liệu phần vỏ bánh
– Bột mì: 300 gr
– Nước dùng: 200 gr
– Nước tro tàu: 5 ml
– Dầu ăn: 40 gr
* Nguyên liệu phần nhân bánh
– Đậu xanh chà vỏ: 140 gr
– Đường: 90 gr
– Dầu ăn: 40 gr
– Bột gạo nếp rang: 10 gr
bánh Trung thu hình thỏ
* Hỗn hợp quét lên vỏ bánh
– Trứng: 1 quả
– Nước hàng: 1 chút
– Nước: 5 ml
– Dụng cụ: máy xay, khuôn ép cơm mini hình mặt thỏ, chổi phết bánh
CÁCH LÀM
* Làm nhân bánh
– Đậu xanh các bạn ngâm với nước qua đêm cùng với một chút muối cho nở đều rồi đãi sạch vỏ.
– Qua hôm sau các bạn cho đậu xanh vào nồi, đổ nước gấp đôi phần đậu xanh, bắc lên bếp, mở lửa lớn.
– Hầm cho tới khi đậu xanh mềm, nhừ (lấy ra một hạt, miết thử bằng tay xem có mịn không). Sau đó, các bạn múc đậu ra bát, để nguội.
– Cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
– Tiếp đó các bạn đổ đậu xanh đã xay vào trong một cái nồi, bắc lên bếp, bắt đầu sên đậu xanh.
– Để nhỏ lửa, quấy đều tay để đậu không bị bén lửa. Sau đó, các bạn cho đường cát trắng vào nồi đậu và khuấy đều.
– Khi nhân đậu xanh đã khô bớt nước, các bạn tắt bếp và chuyển đậu sang chảo chống dính khác. Bắc lên bếp, mở nhỏ lửa và tiếp tục đảo đều.
– Từ từ dầu ăn vào đậu xanh, khuấy đều cho dầu ăn thấm từ từ vào trong đậu.
bánh Trung thu hình thỏ
– Các bạn khuấy đậu thêm một lúc, khi thấy đặc lại thì các bạn hãy cho thêm bột gạo nếp rang.
– Khuấy đậu xanh thêm vài phút nữa là các bạn có thể tắt bếp, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục đảo như vậy một lúc, mục đích là để làm đậu thật dẻo quánh và nguội bớt.
– Sau khi nhân đậu xanh nguội các bạn vo nhân bánh lại thành nhiều viên tròn, trọng lượng khoảng 80 gr/viên.
* Làm vỏ bánh
– Cho bột mì vào tô, dàn bột sang xung quanh để chừa một khoảng rỗng ở giữa.
– Cho nước đường, nước tro tàu và dầu ăn vào giữa. Tiến hành nhào bột.
– Các bạn cần nhào bột cho thật kĩ để chúng ta được một khối bột đồng nhất, mịn, dẻo.
– Sau đó chúng ta cũng chia bột thành những phần bột nhỏ tương ứng với những số lượng của phần nhân bánh, khoảng 40 gr một phần.
* Hỗn hợp quét bánh
– Trứng các bạn đập ra bát, tách riêng lấy lòng đỏ.
– Trộn trứng với nước hàng và nước lọc rồi đánh cho thật đều.
* Tạo hình cho bánh
– Lấy một viên bột vỏ bánh, cán mỏng rồi cho một viên nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Làm tương tự cho đến khi hết bột bánh và nhân đậu xanh.
– Cho bánh vào khuôn, ép chặt tay rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra.
– Làm nóng là ở 230 độ C khoảng 5 phút. Cho bánh vào lò nướng.
– Sau khoảng 5 phút các bạn lấy bánh ra ngoài, phun chút nước, đợi cho bánh nguội thì dùng chổi phết một lớp hỗn hợp trứng lên bánh.
– Sau đó cho bánh vào lò nướng tiếp khoảng 10 phút nữa thì tắt lò và lấy bánh ra ngoài.
– Để bánh nguội thì cho vào túi nilong, sau 1 – 2 ngày vỏ bánh mềm là có thể lấy ra ăn được.
Chúc các bạn thành công và ăn ngon miệng với bánh trung thu hình thỏ nhé!
Bánh nướng ít ngọt cho người ăn kiêng
Bánh nướng ít đường với nhân thập cẩm từ các loại mứt ngon (mứt sen, mứt gừng, nho khô…), tạo độ ngọt cho vỏ bánh là một chút ngọt tự nhiên của mật ong rừng… sẽ rất phù hợp cho những người ăn kiêng, ăn ít ngọt.
NGUYÊN LIỆU
– Bột mì: 100 gr
– Mật ong: 55 gr
– Dầu ăn: 30 ml
– Bột ca cao: 30 gr
– Bột nở: 2 gr
– Hạnh nhân: 100 gr
– Lạc rang: 50 gr
– Mứt gừng: 50 gr
– Mứt vỏ cam: 10 gr
– Hạt điều: 50 gr
– Mứt hạt sen: 50 gr
– Nho khô: 100 gr
– Bột nếp rang: 50 gr
– Rượu mai quế lộ: 30 ml
– Mật ong: 15 gr
* Ngoài ra, để quét bánh các bạn dùng 1 thìa dầu đậu phộng.
CÁCH LÀM
– Các bạn đem tất cả mứt và đậu xay nhỏ, trộn với bột nếp rang, mật ong và rượu mai quế lộ rồi nhồi cho nhân dẻo, mịn.
– Sau đó các bạn vo viên nhân thành các viên tròn có khối lượng 100 gr/viên (cho khuôn 150 gr).
– Mật ong và dầu các bạn trộn chung trong một âu nhỏ.
– Bột mì + bột nở + bột cacao cho vào âu trộn trước, tiếp đó cho mật ong và dầu vào. Mang bao tay nhồi cho bột dẻo mịn, không dính tay.
– Các bạn ủ bột 30 phút rồi chia bột thành các phần nhỏ có khối lượng khoảng 55 gr/ viên.
– Cán dẹt viên bột, cho viên nhân vào rồi túm mép, viên tròn.
– Thoa một chút bột lên viên bột và khuôn, tiếp đó các bạn cho viên bột vào khuôn ấn mạnh để định hình cho bánh, sau đó nhẹ nhàng lấy bánh ra, xếp vào khay.
– Đầu tiên các bạn bật lò nướng trước 15 phút ở nhiệt độ 180 độ C.
– Cho khay bánh vào nướng 8 phút.
– Qua 8 phút các bạn lấy khay bánh ra, để nguội, xịt rượu mai quế lộ, để qua 2 phút rồi quét một lớp dầu mỏng lên bánh.
– Cho khay bánh trở lại lò nướng tiếp 8 – 10 phút là bánh chín.
– Tắt lò, lấy bánh Trung thu nướng ít đường ra, để nguội, cho vào túi nilong, để 2 ngày cho vỏ bánh mềm là có thể ăn được.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bánh nướng ít đường !
NGUYÊN LIỆU
* Nguyên liệu vỏ bánh
– Bột mì: 100 gr
– Mật ong: 55 gr
– Dầu ăn: 30 ml
– Bột ca cao: 30 gr
– Bột nở: 2 gr
* Nguyên liệu nhân bánh
– Hạnh nhân: 100 gr
– Lạc rang: 50 gr
– Mứt gừng: 50 gr
– Mứt vỏ cam: 10 gr
– Hạt điều: 50 gr
– Mứt hạt sen: 50 gr
– Nho khô: 100 gr
– Bột nếp rang: 50 gr
– Rượu mai quế lộ: 30 ml
– Mật ong: 15 gr
* Ngoài ra, để quét bánh các bạn dùng 1 thìa dầu đậu phộng.
CÁCH LÀM
* Làm nhân bánh
– Các bạn đem tất cả mứt và đậu xay nhỏ, trộn với bột nếp rang, mật ong và rượu mai quế lộ rồi nhồi cho nhân dẻo, mịn.
– Sau đó các bạn vo viên nhân thành các viên tròn có khối lượng 100 gr/viên (cho khuôn 150 gr).
* Làm vỏ bánh
– Mật ong và dầu các bạn trộn chung trong một âu nhỏ.
– Bột mì + bột nở + bột cacao cho vào âu trộn trước, tiếp đó cho mật ong và dầu vào. Mang bao tay nhồi cho bột dẻo mịn, không dính tay.
– Các bạn ủ bột 30 phút rồi chia bột thành các phần nhỏ có khối lượng khoảng 55 gr/ viên.
* Đóng bánh
– Cán dẹt viên bột, cho viên nhân vào rồi túm mép, viên tròn.
– Thoa một chút bột lên viên bột và khuôn, tiếp đó các bạn cho viên bột vào khuôn ấn mạnh để định hình cho bánh, sau đó nhẹ nhàng lấy bánh ra, xếp vào khay.
* Nướng bánh
– Đầu tiên các bạn bật lò nướng trước 15 phút ở nhiệt độ 180 độ C.
– Cho khay bánh vào nướng 8 phút.
– Qua 8 phút các bạn lấy khay bánh ra, để nguội, xịt rượu mai quế lộ, để qua 2 phút rồi quét một lớp dầu mỏng lên bánh.
– Cho khay bánh trở lại lò nướng tiếp 8 – 10 phút là bánh chín.
– Tắt lò, lấy bánh Trung thu nướng ít đường ra, để nguội, cho vào túi nilong, để 2 ngày cho vỏ bánh mềm là có thể ăn được.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bánh nướng ít đường !
Cách làm Bánh Trung thu nhiều lớp
Một chiếc bánh trung thu nhiều lớp với màu sắc bắt mắt do chính tay mình làm sẽ đam lại trải nghiệm tuyệt đẹp về một mùa trung thu đầy ý nghĩa. Cách làm cũng khá đơn giản, các bạn cùng tham khảo cách làm dưới đây nhé!
NGUYÊN LIỆU
* Nguyên liệu vỏ bột sử dụng nước (bột trắng – cho 6 bánh)
– Bơ: 25 gr
– Bột mì: 150 gr
– Nước: 50 ml
– Dầu ăn: 40 ml
* Nguyên liệu vỏ bột sử dụng dầu (bột dầu)
– Bột mì: 110 gr
– Dầu ăn: 55 ml
* Nguyên liệu phần nhân khoai môn
– Khoai môn: 300 gr
– Đường: 130 gr
– Dầu ăn: 40 ml
– Bột bánh dẻo: 20 gr
– Bột mì 10 gr
CÁCH LÀM
* Cách làm nhân khai môn
– Khoai môn các bạn gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín.
– Cho khoai môn hấp cùng với đường vào máy xay nhuyễn (xay khi còn nóng đường sẽ dễ tan, nhanh tan hơn).
– Bột mì và dầu ăn cho vào tô, dùng phới trộn đều, mịn.
– Cho khoai môn vào chảo chống dính, sên với lửa vừa.
– Sau khoảng 15 phút các bạn cho hỗn hợp dầu ăn và bột mì vào, đảo đều, tiếp tục sên cho đến khi nhân đồng nhất thành một khối không dính, mịn là được.
* Làm nhân bột nước
– Cho tất cả nguyên liệu làm nhân bột nước vào một âu, nhồi cho mịn dẻo.
– Sau đó các bạn cho bột nghỉ khoảng 30 phút.
* Làm bột dầu
– Các bạn cho bột và dầu vào âu và nhồi bột cho quyện thành một khối.
– Để bột nghỉ 30 phút.
* Tạo hình cho bánh
– Đâu tiên các bạn chia bột nước thành 3 phần, phần bột dầu cũng chia làm 3 phần, nhân thì khoảng 80 gr mỗi bánh.
– Cán dẹp bột nước, đặt bột dầu lên trên, vo tròn lại.
– Cán dài viên bột rồi tiến hành cuộn tròn lại.
– Tiếp sau đó các bạn lại cán dọc bột một lần nữa rồi cuộn tròn lại, cắt đôi.
– Để phần mặt cắt của bột úp xuống mặt bàn bánh, cán viên bột dẹp ra rồi cho nhân khoai môn vào giữa, túm mép lại, viên tròn, xếp ra khay.
– Mở lò ở 160 độ C trước khi nước 15 phút cho lò nóng.
– Cho khay bánh vào lò, nướng khoảng 30 phút. Sau 30 phút các bạn kiểm tra phần đáy bánh, nếu khô và có mà vàng là bánh chín.
– Bánh chín các bạn lấy ra để nguội hẳn, cất vào túi nilong.
Vậy là các bạn đã tự tay hoàn thành bánh trung thu nhiều lớp rồi đó. Các bạn có thể sử dụng màu thực phẩm để bánh có nhiều màu sắc khác nhau, tuyệt đẹp nhé.
Chúc bạn thành công vào ngon miệng với Bánh trung thu nhiều lớp !
Bánh Trung thu trà xanh
Những năm gần đây, bánh trung thu có rất nhiều biến thể. Từ bánh trung thu Flan, bánh trung thu rau câu,…
Hôm nay, Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách làm Bánh Trung thu trà xanh, là lạ mà rất chi là ngon nhé!
NGUYÊN LIỆU
– Bột mì: 150 gr
– Bột trà xanh: 150 gr
– Nước đường: 90 gr (Xem: Cách nấu nước đường làm bánh trung thu)
– Hạt sen nhuyễn: 250 gr
– Sữa tươi không đường: 30 ml
Bánh Trung thu trà xanh
CÁCH LÀM
– Đầu tiên các bạn trộn đều bột mì với bột trà xanh. Tiếp đó, đổ nước đường vào và nhào kĩ. Để bôt nghỉ trong khoảng 1 tiếng.
Cách làm bánh trung thu trà xanh
– Hạt sen tươi các bạn bóc vỏ, thông tâm, cho vào nồi áp suất ninh chím mềm rồi cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn cùng với một chút nước.
– Bắc chảo lên bếp, cho hạt sen xay nhuyễn cùng với đường và một chút dầu ăn vào. Sên nhỏ lửa cho để khi hạt sen dẻo quánh, mịn.
– Các ban chia để bôt mì và hạt sen, mỗi loại thành 4 phần bằng nhau.
– Phần sen nhuyễn thì vo tròn lại, phần bột mì thì cán mỏng, đặt nhân sen vào giữa, túm lại cho thật kín.
– Quét dầu ăn vào khuôn. Đặt bột vào khuôn và ấn thật chặt. Sau đó, các bạn nhẹ nhàng gỡ bánh ra khỏi khuôn. Làm tương tự đến khi hết bột.
– Làm nóng lò ở 180 độ C khoảng 10 phút. Đồng thời, trước khi cho bánh vào lò, bạn xịt một ít nước lên khắp bề mặt bánh để bánh không bị vỡ, nứt khi nướng.
– Cho bánh vào nướng trong khoảng 6 phút. Lấy ra để hơi nguội rồi quét sữa tươi lên mặt rồi cho vào nướng tiếp 6 phút. Sau đó các bạn lại lấy ra quét sữa và nướng tiếp. Lần thứ 3 thời gian cũng là khoảng 6 phút.
– Khi bánh chín các bạn lấy ra, để nguội rồi cho vào túi nilong bảo quản. Sau 2 ngày vỏ bánh mềm ra là có thể măm được rồi.
– Chúc các bạn thành công và ngon miệng với Bánh Trung thu trà xanh !
Cách làm Bánh dẻo nhân mặn cho Tết Trung thu
Bánh dẻo nhân mặn với phần vỏ ngoài trắng trong, phần nhân hơi mặn, ngọt tự nhiên của thịt, các nguyên liệu vừa ăn.
Bánh dẻo mặn có thời gian bảo quản rất ngắn, chỉ khoảng 2 ngày, nhưng cũng rất đáng để thử để làm phong phú thêm kho tàng ẩm thực của gia đình.
NGUYÊN LIỆU
* Nguyên liệu làm vỏ bánh
– Bột bánh dẻo: 100 gr
– Nước đường: 20 ml
– Nước ấm: 180 ml
– Dầu salad: 12 ml
– Nước hoa bưởi: 1 thìa cà phê
Cách làm bánh dẻo mặn cho Tết Trung thu
*Nguyên liệu làm nhân bánh
– Khoai tây: 3 – 4 củ
– Nấm: 4 cây
– Tôm sú: 200 gr
– Thịt xông khói: vài lát
– Ngô đã tách hạt: 1 chén
– Đậu Hà Lan: 300 gr
– Cà rốt: 1/4 củ
– Lòng đỏ trứng muối: 2 cái
– Bơ: 1 miếng
– Gia vị: Tiêu, muối
CÁCH LÀM
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
– Khoai tây luộc chín cả vỏ rồi mới để nguội, bóc vỏ.
– Thịt xông khói áp chảo cho chín (hoặc hơ qua lửa) rồi thái miếng vuông nhỏ.
– Tôm bóc vỏ, ướp với rượu vang, gừng băm nhỏ cho hết tanh.
– Khuôn bánh xoa đều với bột cho khỏi dính
– Hòa tan nước đường, nước ấm, nước hoa bưởi rồi rắc từ từ bột bánh dẻo vào, trộn đều cho đến khi bột hơi đặc lại.
– Đến khi bột nặng tay thì các bạn cho ra mâm, cho nốt phần bột còn lại vào nhào từ từ cho đến khi bột dẻo, mịn. Để 30 phút cho bột nghỉ.
– Tiếp theo các bạn lấy bột ra hấp cách thủy khoảng 30 phút rồi để nguội rồi chia thành các phần bằng nhau để làm vỏ bánh.
– Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn, đun nóng, trút tôm vào chảo xào cho đến khi săn lại thì cho cà rốt, ngô, đậu vào, nêm một chút muối và tiêu.
– Trộn khoai tây với hỗn hợp tôm, rau củ vừa xào sao cho tỉ lệ 1:1.
Cách làm bánh dẻo mặn cho Tết Trung thu
– Viên tròn nhân, cho lòng đỏ trứng vào giữa, viên tròn lại cho kín.
– Cán dẹt phần bột làm vỏ bánh, đặt phần nhân vừa viên vào giữa rồi túm mép, viên lại cho kín nhân.
– Cho bột vào khuôn bánh, ấn chặt tay và đều các mép khuôn, định hình cho bánh rồi nhẹ nhàng lấy ra khỏi khuôn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với Bánh dẻo nhân mặn !