Trong bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về bột mỳ để làm bánh. Trong phần này Bí Ngô sẽ giới thiệu với các bạn một số loại bột thông dụng từ các loại hạt thường được sử dụng trong nấu ăn và làm bánh.
– Bột Lúa Mạch Đen (Rye Flour): được làm từ lúa mạch đen, và cũng giống như wheat flour nó được phân làm nhiều loại dựa trên hàm lượng khoảng chất.
Khi làm bánh với bột Rye Flour các bạn cần phải trộn thêm với bột mỳ. Lý do là protein trong Rye Flour không có khả năng tạo Gluten như wheat flour vì thế bánh làm ra sẽ cứng và nặng.
– Bột Yến Mạch (Oat Flour): làm từ hạt yến mạch
– Bột Kiều Mạch (Buckwheat Flour): có hàm lượng gluten thấp, sử dụng để làm pancake, crepe hoặc pasta
– Bột ngô dạng thô (Cornmeal): xay thô từ ngô hạt và có 2 loại bột ngô trắng (White Cornmeal) và bột ngô vàng (Yellow Cornmeal).
– Tinh bột ngô (Corn Starch): tinh bột ngô. Thường được thêm vào bột làm bánh theo một tỉ lệ nhất định để giúp bánh mềm mịn hơn.
– Nut Flour: loại bột có nguồn gốc từ các loại hạt có nhiều dầu như hạnh nhân, hazelnut, có tác dụng tạo độ khô và mùi vị thơm ngon cho các loại bánh ngọt (các loại bánh cake làm từ bột này được gọi là Tortes, bắt nguồn từ các khu vực Trung Âu).
– Bột Khoai Tây (Potato Starch Flour): được sử dụng như một chất kết dính nhẹ cho một số món ăn.
– Bột gạo (Rice Flour): được làm từ bột gạo tẻ, sử dụng trong các loại bánh đặc trưng của Việt Nam và các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn minh lúa nước.
– Bột nếp (Sticky Rice Flour): cũng như gạo tẻ, sử dụng nhiều ở Việt Nam, cho nhiều loại bánh như: bánh trôi chay, bánh trôi nước.
– Bột năng: làm từ của mã thày, thường dùng nấu súp và tạo độ sánh cho các món sốt, sử dụng nhiều ở miền Nam Việt Nam.
– Bột đao: công dụng tương tự như bột năng, phổ biến ở miền Bắc Việt nam.
– Bột sắn dây: thường uống sống để giải nhiệt, cũng được sử dụng để nấu chè.
0 coment�rios:
Post a Comment