Cầm miếng cháy cuộn tròn lại như cái chuôi
dao, gắp vài con cà niễng làm "nhân" khẽ cắn và đủng đỉnh mà nhai,
mới cảm thấy cái hương vị đồng quê sao mà đậm đà thấm thía vậy...
» Các nhà văn nói chuyện... ăn
» Năm Vố
» Tản mạn về ba khía
» Các nhà văn nói chuyện... ăn
» Năm Vố
» Tản mạn về ba khía
Vùng đồng
chiêm trũng Ninh Bình, những làng được trời ban cho thêm một cánh đồng cao -
thường được gọi là cánh gò đống, chuyên trồng ngô, đậu, lạc, khoai, còn phía
dưới là đồng sâu, có nhiều cỏ năn, có lác, đấy là nơi cư trú và sinh sản của
nhiều loại "đặc sản" đồng quê, trong đó có cà cuống, cà niễng (có nơi
gọi là niềng niễng).
Hình như
những gò bãi trồng mầu ở trên đã góp phần làm giàu thêm "môi trường"
nơi ruộng trũng, đồng sâu ngay bên cạnh bãi gò - chất dinh dưỡng của ngô, đậu,
lạc, khoai - nên cà cuống thường cho chất cay hơn, cà niễng thì cho vị bùi ngậy
hơn.
Đọc sử,
ngày xưa, trong các "vật phẩm" của nước ta mang sang cống các vua
thời phong kiến Trung Quốc, trong đó có cà cuống, được liệt vào "sơn hào
hải vị". Còn cà niễng, được xem như "em" cà cuống, bởi hai
"anh" này thường có mặt nơi một vùng ruộng quê.
Cà niễng
thường nhỏ như đầu ngón tay út, cánh đen, hơi cứng. Nó sống nơi ruộng nước, chỗ
có nhiều cỏ năn, cỏ lác hoặc nhiều rong rêu. Người đánh dậm, người dui tép và
các em thả vuông lưới nhỏ - cái te cất tép - thường "vớ" được cà
niễng. Loại này, thường béo, mình tròn kiểu hạt bòng nhưng đậm hơn, sống
"hiền" nên dễ xúc bắt.
Cứ ngỡ cái
loại "sâu nước" này là vô vị. Nhưng không, nếu khéo chế biến, đấy là
loại món ăn không dễ một đời ai cũng được thưởng thức. Một mẻ cà niễng, được
vặt hết chân, bỏ cánh và có người cẩn thận hơn moi bụng, rồi rửa sạch, để cho
khô nước, rang lên - như rang tép - mắm muối cho vừa phải có nơi
"thêm" vào một chút nước muối cà, thế là thành một món ăn đồng quê
đích thực.
Cái món ăn
khiêm tốn, đầy vẻ dân dã này, nằm trong một cái đĩa đặt nơi góc mâm, cùng món
rau xào và bát canh cua, với người quê mùa, đây là bữa ăn ngon lành, thú vị.
Vùng chiêm trũng tỉnh Ninh Bình - thường cấy loại tép đỏ. Hạt tép đỏ nhiều
nhựa, hạt nhỉnh hơn gạo thường, nấu cơm dẻo, ăn chắc bụng. Thời xưa, tép đỏ
dành cho những lực điền, những bà nội trợ và cả lũ trẻ ăn không biết no.
Xin hãy
tưởng tượng một buổi chiều mưa nhập nhoạng, bữa cơm dọn ra dưới ngọn đèn chai,
tù mù, treo trên cánh cửa liếp. Nồi cơm gạo tép đỏ khá to được vần trong bếp
trấu để vừa nhừ, vừa nóng được bưng ra để đầu mâm. Cái mâm gỗ được đặt lên
chõng tre. Một trong những món ăn chẳng tốn kém bao nhiêu tiền, của đồng xúc
được, là món cà niễng rang.
Cơm gạo
tép đỏ ăn với cà niễng rang, cái vị bùi, ngậy, tạo nên một "vẻ
riêng", dễ chừng không có món ăn nào sánh được. Cho đến cuối bữa cơm, cầm
miếng cháy cuộn tròn lại như cái chuôi dao, gắp vài con cà niễng làm
"nhân" khẽ cắn và đủng đỉnh mà nhai, mới cảm thấy cái hương vị đồng
quê sao mà đậm đà thấm thía vậy.
Trong trăm
loại món ăn đồng quê, món cà niễng rang có hương vị riêng, nó không chui lẫn
vào bất cứ món ăn nào - kể cả loại sang trọng, quý phái và cả loại chân quê,
bình dân.
0 coment�rios:
Post a Comment