Canh cua nấu bầu

Canh cua nấu bầu là một món ăn ngon dân dã. Vào những ngày hè oi bức, có được một tô canh cua thì thật ngon cơm.

NGUYÊN LIỆU

- Cua đồng: 500 gr
- Bầu: 1kg
- Hành hoa
- Gia vị: Mì chính, muối, nước mắm.

Món ăn ngon: canh cua nấu bầu
Bầu già thì ném xuống ao - Bí già đóng cửa làm cao lấy tiền

Dồi trường xào cải chua

Dồi trường xào cải chua là một món ăn ngon dễ làm, có thể dùng để nhậu, cũng có thể dùng với cơm. Dồi trường giòn, ngọt, xen lẫn vị chua dịu của cải lên men tạo thành một món ngon khó cưỡng.

Nguyên liệu:
Cải chua: 300g
Dồi trường: 200g
Tỏi băm: 2 thìa cà phê
Cà chua: 1 quả
Hành tây: ½ củ
Cần tây: 1 cây
Hành lá: 3 cọng
Gia vị: đường, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu.

Món ăn ngon với Dồi trường xào cải chua

Hướng dẫn thực hiện:
Cải chua chọn loại chua vừa, rửa sạch, nếu chưa cắt thì cắt khúc 3 cm.

Hành tây, cà chua bổ múi cam

Hành hoa, cần tay cắt khúc.

Dồi trường xát muối, rửa sạch với nước, dấm. Đun một nồi nước có muối, chút dấm, cho dồi trường vào luộc chín, vớt ra thái miếng vừa ăn.

Đun nóng dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm, cho dồi trường vào xào sơ, sau đó cho cải chua, hành tây, cà chua vào. Xào trong khoảng 2 phút rồi nêm: ½ thìa bột ngọt, ¼ thìa hạt nêm, ¼ thìa đường, 1 thìa cà phê nước mắm.

Cuối cùng cho hành hoa, cần tây vào đảo đều, tắt bếp, múc ra đĩa, rắc tiêu ăn nóng.

» Cật heo cháy tỏi 
» Bao tử heo tiềm tiêu xanh

Nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả: Bình, lẵng, hộp bí ngô

Trong nghệ thuật cắt tỉa, bí ngô là nguyên liệu được nhiều người yêu thích. Bí ngô có thể pha thành các miếng nhỏ để tỉa các hình khối nhỏ hoặc hình phẳng. Bí ngô cũng có thể được dùng để tỉa các hình khối lớn như: bình, lẵng, hộp...

Nghệ thuật cắt tỉa khiến cho món ăn ngon hơn, tăng tính thẩm mĩ khi thưởng thức. Tuy nhiên, tỉa nguyên quả bí ngô là một kĩ thuật khó, đòi hỏi năng khiếu và thời gian luyện tập lâu dài. Các bạn cùng tham khảo một số mẫu khá đẹp nhé:

» Tranh từ hoa quả và rau xanh
» Điêu khắc trên củ quả
» Vẽ tranh bằng đồ ăn
Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả

Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả

Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả

Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả


Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả

Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả

Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả

Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả

Món ăn ngon và nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả

Món ăn ngon từ của quí

Tại Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác từ lâu đã tồn tại quan niệm ăn gì bổ nấy. Vì thế các món ăn ngon từ của quí động vật được các quí ông rất ưa chuộng, còn các quí bà thì rất mực chiều chồng. Ở Việt Nam, các quán bán ngẩu pín, ngọc dương, ngọc kê, súng đạn... lúc nào cũng đông nghẹt khách, cung không đủ cầu. Không chỉ cánh mày râu mà nhiều chị em phụ nữ cũng rất mê những món này.

Ở Trung Quốc, nhà hàng Nhà hàng Guolizhuang là một nhà hàng chuyên phục vụ các món đặc biệt từ của quí động vật. Cũng như người Việt Nam, người Trung Quốc tin rằng các món ăn này có tác dụng tráng dương, bổ thận. Các món ăn ở đây có giá từ vài triệu tới vài trăm triệu đồng, phòng ăn được bố trí kín đáo, và nhà hàng không phục vụ trẻ em dưới 15 tuổi do lo sợ Hoocmon trong đồ ăn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của trẻ. Đồ ăn ở đây nói chung chỉ phục vụ cho quan chức, thương nhân, và còn một đặc điểm chung là được decor rất bắt mắt.
Các bạn có thể đoán được cái nào là của con nào không?


Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon từ của quí

Tôm viên tuyết hoa

Tôm viên tuyết hoa là một món ăn ngon tuy chế biến có hơi cầu kỳ.

NGUYÊN LIỆU

- Tôm tươi: 400 gr
- Mỡ phần: 50 gr
- Mỡ nước: 100 gr
- Giò sống: 100 gr
- Cháo ăn liền: 2 gói
- Gia vị: Muối, mắm, hạt tiêu, mì chính, đường, chanh quả, ớt tươi, rau thơm, rau mùi, hành khô.

Món ăn ngon: Tôm viên tuyết hoa

CÁCH LÀM

- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, thấm khô, giã nhuyễn thành giò.

- Giò sống, giò tôm thúc đều, tẩm ướp với: hạt tiêu, mì chính để ngắm với 15 phút.

- Mỡ phần chần qua, thái hạt lựu nhỏ, ướp với đường , tiêu. Hành khô băm nhỏ, trộn giò sống, giò tôm, mỡ phần, hành khô, tiêu thật đều, quất dẻo, chia thành từng viên nhỏ quả táo con (18 – 20g/viên).

- Cháo ăn liền đổ trong túi ra, đem sàng lấy cánh to, trút vào khay inox, lăn viên tôm vào cháo, làm cho bám đều xung quanh, lăn cho viên chả tròn, bám cháo đều.

- Đun sôi mỡ, cho viên tôm vào rán chín giòn, vớt ra bày vào đĩa, dùng rau thơm, rau mùi, ớt tươi để trang trí, ăn nóng, chấm nước mắm chanh ớt.

- Chú ý: Về mỡ, nếu có thời gian và nâng món ăn lên tầm nghệ thuật, các bạn có thể ngâm mỡ với đường và rượu khoảng 2 – 3 tuần, mỡ sẽ trong suốt và giòn (giốn như trong nhân của bánh nướng ngày rằm trung thu vậy).

- Còn về chiên thì các bạn nên chiên ngập dầu, căng nhiệt mạnh, món này cũng nhanh chín thôi.

Click để xem thêm các món ăn ngon từ tôm:
» Tôm Chiên Xù
» Tôm nướng muối ớt
» Canh bí đỏ nấu tôm
» Nộm ngó sen tôm thịt 

Ốc nhồi xào khế

Ốc nhồi xào khế là một món ăn ngon dân dã. Thịt ốc giòn ngọt, hơi chua  cay, thơm mùi tía tô, hành lá.

Nguyên liệu:
Ốc nhồi to vừa: 1 kg
Mỡ nước: 100 g
Hành, tỏi khô: 30 g
Tía tô: 20 g
Khế chua: 200 g
Nghệ: 100 g
Ớt tươi: 3 quả
Ớt ngọt: 100 g
Dấm bỗng: 200 g
Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, hành hoa

Món ăn ngon: ốc nhồi xào khế
Cách làm:
Ốc ngâm cho sạch, chặt chôn, khêu lấy thịt ốc, sơ chế sạch, ngâm thịt ốc vào nước vôi. Thời gian 20 – 25 phút rửa lại nước lã cho hết màng đen. Bóp lại bằng nước muối, rửa sạch, để ráo.

Bỗng rượu lọc hết bã để riêng.

Nghệ giã nhỏ lọc hết bã lấy nước đặc.

Hành tỏi khô băm nhỏ.

Thịt ốc ướp nghệ, dấm bỗng, tiêu, nước mắm.

Khế chua rửa sạch, thái mỏng, rắc ít muối bóp nhẹ, vắt bỏ nước chua.

Hành hoa, tía tô, nhặt rửa sạch thái nhỏ, ớt tươi thái vát.

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi khô, ớt thái lát, trút thịt ốc đã ướp vào xào nhanh tay, cho tiếp khế, ớt ngọt vào, nêm nước mắm, mì chính vừa ăn, cho hành hoa đảo đều. Bắc ra ngoài, cho tía tô, xúc bày vào đĩa, trang trí thêm hoa ớt, ăn nóng.

Click để xem thêm các món ăn ngon từ ốc:
» Ốc bươu hấp sả ớt 
» Vào hẻm mà ăn 
» Ốc nấu chuối đậu 
» Ốc len xào dừa

Canh chua nghao

Canh chua nghao thơm mùi rau răm, dứa, vị ngọt thanh của nghao, chua dịu của dấm, là một món ănngon, thích hợp cho những ngày hè oi bức.

» Canh chua cá lóc 

» Canh cải chua thịt bò
 

NGUYÊN LIỆU

- Ngao: 1kg
- Dứa chín: 1/2 quả nhỏ
- Giá sống: 100 gr
- Cà chua: 150 gr
- Hành khô: 1 củ
- Hành hoa: 20 gr
- Rau răm
- Gia vị: Nước mắm, bột ngọt, hạt nêm

Canh chua nghao
Canh chua nghao

CÁCH LÀM

- Nghao ngâm rửa sạch, cho vào nồi luộc. 

- Khi nghao mở miệng thì tắt bếp, vớt nghao ra, gỡ lấy phần thịt. Nước nghao đổ ra bát tô, gạn bỏ cặn.

- Cà chua rửa sạch, thái nhỏ.

- Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.

- Rau răm, hành hoa rửa sạch, thái nhỏ.

- Giá đỗ rửa sạch, để ráo.

- Làm nóng  dầu ăn trong nồi, cho hành khô vào phi thơm. Cho cà chua, dứa vào đảo.

- Đổ nước nghao vào nồi, đun sôi. Nêm: 1 thìa canh hạt nêm + 1 thìa cà phê bột ngọt + 1/2 thìa cà phê đường.

- Trong quá trình đun các bạn thường xuyên hớt bọt để nước canh trong.

- Cuối cùng các bạn cho thịt ngao trở lại cùng với rau răm, giá đỗ và hành hoa thái nhỏ.

- Múc Canh chua nghao ra tô, ăn nóng.

* Với các bạn thích ăn chua nhiều thì có thể vắt thêm chút nước chanh vào tô canh chua.

Video Cách làm Canh chua nghao

Khổ Qua Xào Trứng

Khổ qua xào trứng là một món ăn ngon, hấp dẫn, và tương đối dễ làm. Chỉ cần  chú ý một chút để trứng không quá chín, chỉ chín tới, hơi ướt, bám vào khổ qua. Vị béo của trứng kết hợp cùng với vị hơi đắng, hậu ngọt của khổ qua sẽ tạo nên một món ăn có hương vị đặc trưng.

Nguyên liệu:
- Khổ qua: 2 quả
- Trứng gà: 2 quả
- Hành khô: 1 củ, thái lát
- Dầu ăn, bột ngọt, bột nêm, nước mắm, tiêu.

Món ăn ngon: khổ qua xào trứng

Cách làm:
Khổ quá bổ đôi, lấy hết ruột, thái mỏng.

Trứng gà đập ra tô, nêm chút bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, đánh bông.

Bắc chảo lên bếp, đun nóng  dầu, phi thơm hành khô, cho khổ qua vào xào, nêm chút gia vị, đến khi khổ qua gần chín thì cho trứng vào, đảo đều cho đến khi trứng chín, hơi ướt và bám đều vào khổ qua là ok.

Xúc ra đĩa, rắc tiêu, bày rau mùi lên trên, ăn nóng.

Chú ý: Món này các bạn có thể làm theo cách trần khổ qua vào nước sôi, phi hành, xào trứng trước sau đó mới cho khổ qua.

Click để xem thêm các món ăn ngon từ trứng:
» Canh trứng đậu cà chua
» Trứng hấp vân
» Trứng đúc thịt hấp

Sơn Tây tứ quý

Trong số bạn bè của tôi, có một tay rất sành sỏi trong sự ẩm thực, có nhiều dịp được thưởng thức của ngon vật lạ khắp nơi. Riêng đất Hà Tây, anh khoe đã đến bánh dầy Quán Gánh, rượu làng Chuôn, bánh tẻ Cầu Liêu, chè lam làng Thạch, thịt chó - cháo vịt Vân Đình... Tôi phải công nhận đấy là những đồ ăn thức uống ngon.

Nhưng ngon chưa hẳn đã là quý. Chưa có món nào trong “ranh mục” của anh là quý hiếm đã từng được đem tiến vua cả. Ấy vậy Sơn Tây quê tôi có 4 món tiến vua: Dân gian vẫn thường gọi là “Tứ quý”. Đó là:

Sài Sơn chi biển bức
Cấn Xá chi lý ngư
Khánh Hiệp chi kỳ bành
Linh Chiểu chi úng thái

(Dơi mặt ngựa Sài Sơn,
Cá chépvàng Cấn Xá,
Cua kềnh Khánh Hiệp,
Món ăn ngon vùng Sơn Tây
Dơi, cua, cá, rau muống chỉ là những món tầm thường chốn dân gian, cớ sao gọi là quý được? Từ nhỏ tôi đã nghe các cụ kể về bốn thức đó, lớn lên lại đem phô cùng bạn bè. Thực tình tôi cũng chẳng biết nó thế nào. Tôi bèn rủ anh bạn “tốt bụng” của tôi làm một chuyến du khảo tìm về những nơi sản ra bốn thứ quý đó. Chúng tôi gọi đó là chuyến đi tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Chứ sao, Ai bảo chuyện ăn uống của người xưa không phải là câu chuyện văn hóa?
.
Đây rồi Sài Sơn non xanh nước biếc. Ngồi lân la ở quán nước cô Tuyết dưới chân núi Thầy, bọn tôi túm ngay được một “ông văn hóa xã”. Việc đầu tiên là phải “điều trị” nhau vài chén rượu để cho chủ khách nóng mặt lên cái đã. Sau ba chén rượu, mặt đỏ như tô phẩm, tiếng thời đã méo như tiếng loa thùng đầu phố huyện, “ông văn hóa xã” cứ day đi day lại một câu rằng: Các vị chớ có mà coi thường con dơi ở đất này!

Loanh quanh thế nào, bọn tôi cũng đã có được một cặp dơi Sài Sơn “chính hiệu” trong tay. Một cái mặt ngựa gân guốc với đôi mắt chòng chọc nhìn bọn tôi rồi nghiêng ngó cái đầu như bảo rằng: Khách ở nơi nào lại? Trời? Béo núc! Cầm lún cả những ngón tay. Lông nó ngắn, màu tro bếp và mịn như lông chim vành khuyên. Thôi đúng là loại dơi được chép trong sách “Đại Nam nhất thống chí” rồi! Bạn tôi khư khư giữ lấy nó, cứ như là nó sắp vụt bay vào đám khói lam chiều mà về với thiên nhiên xứ này vậy. “Ông văn hóa xã” bảo dơi ở đây cũng có vài loại. Dơi mặt chuột là loại thường. Dơi đặc biệt chia làm hai hoại: Trung cách, ức màu vàng nhạt, Thượng cách, là bạch dơi (dơi trắng). Những con dơi mà chúng tồi có trong tay là Trung cách.Người ta đồn rằng lợn ốm chỉ một bữa cám có da, ruột dơi là khỏi hết. Người ta còn đồn rằng thịt dơi ngon đã đành, lại còn chữa được cả bách bệnh.

Đôi dơi của chúng tôi được “hóa kiếp”, đặt xuống đất một lúc (đáng lẽ phải “hạ thổ” thế những một đêm mới phải), cho nó tự sinh ra mỡ, rồi đem lột da. Một bà cụ đi qua xin ngay cái bộ da quý hóa ấy về cho con lợn ốm đã mấy ngày. Đôi dơi được rán lên, không cho gia vị, vậy mà thịt nó chẳng có mùi hôi cứ thơm nức mũi. Hoa thơm quả ngọt xứ này thấm vào da thịt chúng, chạy trong máu chúng để có mùi thơm dễ chịu này chăng? (Đây là loại dơi “sang”, chỉ ăn hoa quả chín chứ không thèm ăn muỗi như bọn dơi tầm thường khác).

Thịt dơi rán giòn được bày lên một cái đĩa sứ trắng muốt đã được phủ một làn rau xanh mát. Khi miếng thịt được đặt lên đầu lưỡi, thì lạ chưa cứ nức lên mùi hoa quả chín? Chả thế mà ông bạn tôi, một người rất nhiệt tình trong “cuộc sát sinh” này, đã bảo rằng không cần phải “gia” một tí “vị” nào sất. Đám tục khách trong quán nhìn bọn tôi với con mắt đầy ghen tỵ...

Bắt loại dơi này cũng chẳng dễ dàng gì. Và không phải lúc nào cũng bắt được, mà phải là trong những tháng đông - xuân rét đậm. Người đi săn dơi phải lên núi từ chập tối, lúc đàn dơi đi ăn, ngồi đợi trong hang đá, chịu khí đá buốt thấu xương cho sạch hơi người, đến canh ba canh tư căng lưới lên đón dơi đông hàng vạn con như những luồng khói xám ùa vào hang động.Con dơi có tên chữ là PHÚC, đồng âm với PHÚC là hạnh phúc, là may mắn, là tốt lành. Mới hay con dơi Sài Sơn mang đúng ý nghĩa của từ này. Bạn tôi bản: Ai có phúc lắm mới được ăn thịt dơi Sài Sơn đấy? “Ông văn hóa xã” bảo năm trước cụ Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác Hồ về thăm Sài Sơn, trong bữa tiệc đãi khách do Huyện ủy tổ chức, cũng mỗi người được một con dơi Sài Sơn “chính hiệu”. Ăn dơi Sài Sơn bên chùa Thiên Phúc (chùa Thầy) thì thật là thiên phúc: Phúc lộc giời cho. Sài Sơn thật đại phúc vì hàng năm được dâng lên vua một món, tưởng là tầm thường hóa ra lại là một món “Thời Trân” thượng hạng.

Từ biệt Sài Sơn sau khi đã vào thắp hương Đức Thánh Từ Đạo Hạnh, đọc vài đôi câu đối trong chùa Thiên Phúc và ngước trông núi chùa Thầy hùng vĩ, thầm cảm tạ trời đất đưa lại duyên lành, chúng tôi vội về Cấn Hữu (cũng thuộc huyện Quốc oai) để “khảo” về cá chép ngay.
.
Anh bạn tôi vốn là tay láu cá có hạng, bảo tôi dứt khoát phải vào ngày chợ Bung, là cái chợ to nhất Phủ Quốc đã vào chợ, xông ngay vào mấy chị hàng cá để khảo giá và xem cá mú ở đây thế nào mà dám liệt vào “Sơn Tây tứ quý” như thế. Chúng tôi thấy cũng chẳng có gì lạ cả.Hỏi thăm đường vào làng Cấn Xá Thượng, bọn tôi tìm đến nhà cụ Lê Hữu San, 75 tuổi, nhà nho cuối cùng của làng Cấn để hỏi cho ra nhẽ. Chúng tôi được cụ trò chuyện rất niềm nở. Cụ bảo: Xã này bây giờ là Cấn, nhưng ai đọc: “Cấn Hữu chi lý ngưu” là sai đấy các bác ạ phải đọc là “Cấn Xá chi lý ngư” mới đúng. Vì Cấn Xá Thượng và Cấn Xá Hạ mới sáp nhập với Hữu Quang thành ra Cấn Hữu thôi? Cụ còn cho biết làng Cấn, gần cả làng mang họ Cấn. À, thi ra Cấn Xá là cái làng được định danh bởi họ Cấn. Cấn Xá, nơi cư trú của họ Cấn, cũng giống như Nguyễn Xá, Đào Xá vậy.

Cụ San dẫn chúng tôi ra đầm Bung, một cái đầm rộng và sâu, trước đây gồm cả “tứ xã”. Cấn Xá là cái rốn của đầm Bung. Dân ở đây có câu “Nhà con một chớ đi đò đầm Bung” là vì thế. Người có công khai phá đầm Bung là một bà họ Cấn, mà trong văn khấn gợi là “Cấn tôn tỷ khảo”, nay còn được thờ ở Đền Nhà Nhà Bà. Đầm Bung rộng và sâu nên có nhiều cá chép lưu niên, có con nặng đến vài ký. Cụ San bảo đầm Bung có một loài cá chép đặc biệt, da vàng hộm, đuôi đỏ hồng, béo múp đầu, trông chẳng khác gì con cá trong tranh “Lý ngư vọng nguyệt”. Loài cá này thịt béo mà không ngấy, mềm mà không nát, thơm chứ không tanh. Mỗi năm dân làng Cấn có một ngày đi đánh cá đầm Bung. Ai được cá chép loại này đều nộp lại cho làng để hội đồng lý dịch tuyển chọn lấy những con to nhất, đẹp nhất đưa về kinh dâng vua. Nay loài cá này đã ít đi, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn gặp ở chợ Bung.

Cụ bà Dương Thị Nhiên bảo, mới năm ngoái thời cụ đi chợ Bung còn gặp được con cá chép như thế. Con cá có chiều ngang bằng quyển vở học trò, da vàng hộm, miệng còn ngoáp ngoáp. Cái đầu nó nhỏ thôi, béo múp lại, trơn nhẫy; hai cái râu ngắn ngắn bên miệng trông thật xinh. Vây cá đều đặn xếp chồng lên nhau tang lớp. Đuôi cá xòe ra, vẫy vẫy Mắt cá trố lên nhìn mọi người. Ấy thế mà dân chợ chỉ xúm lại xem chứ không ai dám mua về ăn. Họ bảo “Chim trời cá nước”, nhỡ “phạm” thì khốn, biết đâu họa phúc thế nào.
.
Đây là cái “kỳ” của con cá chép Cấn Xá. Chuyện con cua Khánh Hiệp còn “kỳ” hơn chăng? Thôn Khánh Hiệp (thuộc xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Tây) có một cái chợ. Chợ nằm trên một cái gò, gọi là gò Ma Khống. Xưa gò này nẩy ra một loài cua to bằng cái bát ăn cơm, da vàng xôm. Mỗi năm cua chỉ ra có một lần, mà oái oăm thay, nó ra vào một ngày bất kỳ trong năm. Ai thấy cua ra phải hô hoán để mọi người cùng bắt. Ai bắt được, nộp ngay cho lý trưởng để giống dâng vua. Ngày cua bò ra, chợ Hiệp như một ngày hội huyên náo.

Vào một năm nọ, đã lâu lắm rồi, cua bò ra, vết chân cua in xuống nền đất sỏi như những mũi dùi sắt chọc vào đất. Người ta đã bắt được vài con. Vô phúc thế nào, ai đó đã Làm gãy chân của một con cua. Lý trưởng sợ xanh mắt. Hội đồng lý dịch gồm đủ mọi quan viên lớn bé ra công khảo xét, cố công tìm cho ra kẻ làm gãy chân con cua quý để phạt tội. Thủ phạm không tìm được, đành chịu. Dân làng bí mật làm thịt con cua gãy chân đó. Người ta làm một bữa canh cua trong cái nồi đồng tám. Bữa đó dân làng được nếm một bữa canh cua mà trong đời mỗi người không có cơ may được nếm thêm một lần não nữa. Cũng may, lần đó không có ai tố giác chuyện đó với quan trên.

À ra thế. Thế mới gọi là quý chứ! Quý vì ngon và lạ. Ở đồng Thùi (xã Đồng Quang, Quốc Oai) có một loài cua ngon nổi tiếng, nổi tiếng đến nỗi:

Lòng em cũng muốn lấy vua
Nhưng em còn tiếc con cua đồng Thùi
(Ca dao Quốc Oai)

Nhưng lạ và hiếm thì đâu dám sánh với cua Khánh Hiệp.

Khác với dơi Sài Sơn, cá chép Cấn Xá, cua Khánh Hiệp là những loài được tạo nên bởi trời đất; rau muống Linh Chiều là một sản phẩm của con người. Linh Chiểu thuộc “vành đai rau xanh” của Sơn Tây. Rau muống Linh Chiểu (huyện Phúc Thọ), Sen Chiều hay Tiền Huân thì cũng chẳng khác gì nhau cả; cũng thân mềm, xanh mướt, rễ trắng và hơn đứt thứ rau muống Trung Quốc dễ mềm nát, bở và nhão. Vậy đâu là cái thứ “Rau muống tiến vua” đây? Các cụ già làng Linh cho biết rau tiến vua là thứ rau muống của làng Linh Chiểu, nhưng được mọc mầm trong một con ốc. Người ta bắt ốc về, làm cho chết đi rồi cấy mầm rau vào đấy Cái mầm rau xanh màu cốm ấy sẽ lớn lên nhờ chất béo của con ốc. Khi rau đã tầy một gang tay, người ta đem cả cái con ốc - rau ấy lên kinh dâng vua. Chúng tôi cùng “à” lên một tràng. Một kiểu gieo trồng độc đáo, kỳ lạ; đến nỗi dân cả vùng ấy cũng chẳng làng nào nghĩ ra được. Nó quý vì nó không sống bằng đất mà nhờ vào xác một con ốc đã từng ăn rêu xanh, bùn đất xứ này. “Thiên nhiên” đến thế là cùng?

Từ Linh Chiểu ra về, trong bảng làng hoàng hôn xứ Đoài bạn tôi phấn chấn bảo với tôi rằng: “Sơn Tây tứ quý” quả là “danh bất hư truyền”; thỉnh thoảng ông lại cho tôi về chơi nhé? Chứ sao!

Nguyễn Xuân Diện
Sơn Tây tứ quý

Cá sốt ngũ liễu

Được gọi là Cá sốt ngũ liễu vì các phụ liệu để làm sốt như: nấm hương, mộc nhĩ, gừng, cà rốt, cần tây, tỏi tây… được thái nhỏ như lá liễu. Đây là một món ăn ngon, màu sắc bắt mắt, rất thích hợp làm món ăn đãi tiệc và trong những buổi tụ họp đông người.

Nguyên liệu:
Cá quả: 1 con
Mỡ nước: 100 g
Cà rốt: 50 g
Gừng: 20 g
Nấm hương, mộc nhĩ: 5 g
Trứng vịt: 1 quả
Cần, tỏi tây: 5 g
Ớt tươi: 3 quả
Bột mì: 50 g
Bột đao: 10 g
Gia vị: Hạt tiêu, mì chính, nước mắm, rau thì là, hành hoa.

Món ăn ngon với Cá sốt ngũ liễu
Cách làm:
Cá sơ chế sạch, lọc bỏ xương sống, tẩy rượu, gừng. Ướp gia vị, hạt tiêu, mì chính để ngấm.

Cà rốt, tỏi tây, nấm hương, gừng, ớt sơ chế sạch, thái chỉ.

Cá tẩm trứng lăn qua bột mì, thả vào mỡ sôi rán chín vàng, bày vào đĩa.

Phi thơm hành khô, cho mộc nhĩ, nấm hương vào xào, cho tiếp gừng, ớt, cà rốt, cần + tỏi tây. Khi các chân tẩy đã chín, nêm thêm gia vị và một chút nước, xuống bột đao cho sốt hơi sánh, đun sôi, dội lên đĩa cá. Trình bày thì là, hành hoa, ăn nóng.

» Cá Anh Vũ – Đặc sản tiến vua
» Những chuyện nên biết khi ăn cá

Cá kho tộ

Cá kho tộ là một món ăn với cơm trắng, thường được dọn cùng với cá nấu canh chua.

NGUYÊN LIỆU

- Cá lóc (hoặc cá ba sa) : 0,5 kg
- Hành khô: 20 g
Mỡ phần: 100 g
- Tỏi khô: 1 củ
- Gia vị: Rau mùi, chanh, ớt, đường, nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, hành khô.

Món ăn ngon: cá kho tộ
Cá kho tộ

Canh chua cá lóc

Canh chua cá lóc là một món ăn ngon, thường đi kèm với cá lóc kho tộ, là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ.

NGUYÊN LIỆU

- Cá lóc (hoặc cá basa): 0,5 kg
- Chanh: 2 quả to
- Ớt tươi: 1 quả
- Đường: 5 g
- Ngò ôm: 30 g
- Ngò gai: 20 g
- Cà chua: 100 g
- Bạc hà: 100 g
- Giá đỗ: 50 g
- Hành hoa: 15 g
- Dứa: 100 g
Món ăn ngon: canh chua cá lóc

CÁCH LÀM

- Cá đánh vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch. Cắt khúc dài 3 cm.

- Cà chua bỏ miếng cau, bạc hà tước vỏ, cắt vát mỏng vừa, bóp muối rửa sạch, vắt ráo nước để riêng, dứa gọt bỏ, bỏ mắt thái miếng mỏng.

- Giá đỗ rửa sạch.

- Hành hoa, ngò ôm, ngò gai rửa sạch, cắt khúc 1 cm.

- Đun nước nóng già, cho cá vào đun sôi nhỏ lửa, vớt bọt khoảng 15 phút. Khi cá chín cho tiếp cà chua, dọc mùng, dứa. Nêm lại nước mắm, muối, mì chính cho vừa, bắc xuống, cho giá đỗ, hành hoa, ngò gai, ngò ôm, vắt chanh, múc ra bát ăn nóng.

Cá sốt cà chua

Cá sốt cà chuamón ăn ngon được dùng chung với cơm. Sốt có màu hồng của cà chua. Cá rán có mùi thơm, không tanh, vị sốt hơi chua, thịt cá ngọt, vừa ăn.


NGUYÊN LIỆU

- Cá thu: 0,5 kg
- Cà chua: 200 g
- Dầu ăn
- Hành củ
- Gừng củ
- Hành hoa, thì là
- Muối, tiêu, mì chính, nước mắm

Món ăn ngon: Cá sốt cà chua

CÁCH LÀM

- Cá thu sơ chế sạch, cắt khúc dầy khoảng 1 cm, ướp nước gừng, tiêu, muối.

- Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu to. 

- Hành hoa củ trắng cắt khúc ngắn đập dập, dọc cắt khúc dài 4 cm. Rau thì là bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc.

- Cho dầu ăn vào chảo, đun sôi, thả cá đã ướp vào rán chín vàng, vớt ra bày vào đĩa.

- Hành củ phi thơm, trút cà chua vào xào mềm, cho nước mắm, mì chính, xuống nước có hòa thêm một chút bột đao, nêm vị vừa ăn, cho hành lá, thì là, hạt tiêu vào đảo đều dội lên đã cá, bày thêm rau mùi, ăn nóng với cơm.

Trứng đúc thịt hấp

Trứng đúc thịt hấp có màu vàng tươi, có mùi thơm đặc trưng của trứng, thịt, nấm hương, rất ngon khi dùng với cơm nóng.

Nguyên liệu:
Trứng vịt: 3 quả
Thịt lợn nạc vai: 150 g
Nấm hương, mộc nhĩ: 5 g
Nước mắm, mì chính, hạt tiêu, hành củ tươi, rau mùi.

Làm món ăn ngon với Trứng đúc thịt hấp

Cách làm:
Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, băm nhỏ, ướp với hạt tiêu, mì chính, nước mắm, hành củ tươi thái lát mỏng.

Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch thái nhỏ trộn vào thịt.

Đập trứng ra bát, gạn lấy một lòng đỏ để riêng, dùng đũa đánh tan trứng, trút vào bát thịt trộn đều. Xoa mỡ vào lòng đĩa sâu, trút trứng vào thịt vào đĩa, dàn đều dày khoảng 1,5cm đem hấp. Sau khoảng 20 phút, khi trứng chín tới lấy ra phết một lớp lòng đỏ lên mặt đĩa trứng, rồi đem hấp lại thêm 3 phút để lớp trứng trên mặt đĩa chín là được. lấy ra dùng dao nhọn trút trứng sang đĩa khác, cắt miếng vuông (quả trám) trang trí rau mùi, ăn nóng.

Click để xem thêm các món ăn ngon từ trứng:

Nghệ thuật cắt tỉa

Cắt tỉa, tạo hình là một kỹ thuật khó trong nấu ăn truyền thống cũng như hiện đại. Theo thời gian, nghệ thuật cắt tỉa, tạo hình trên thực phẩm ngày một hoàn thiện, tính thẩm mỹ càng cao. Nghệ thuật cắt tỉa giúp món ăn ngon hơn, khiến cho thực khách phải đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, phải "ồ" lên vì ngạc nhiên vì thích thú.

Bí Ngô muốn giới thiệu tới các bạn một sốt mẫu cắt tỉa, tạo hình trên thực phẩm, lấy cảm hứng từ các phương tiện giao thông.

» Vẽ tranh bằng đồ ăn
» Nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả: Bình, lẵng, hộp bí ngô
» Món ăn ngon từ của quí

Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa

Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa
Mô tô làm từ vỏ tôm

Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa
Xe đạp từ cam
Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa
Xe đạp từ ớt, súp lơ, bắp non ...
Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa
Mô tô chanh ớt
Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa
Xe đạp hành,cà chua ...
Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa
Ô tô thịt bò
Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa
F1 dưa chuột
Món ăn ngon hơn với Nghệ thuật cắt tỉa
Xe nui

Cơm chiên Dương Châu

Cơm chiên thập cẩm là một món ăn ngon khá cầu kì, do khâu chuẩn bị nguyên – phụ liệu khá phức tạp.

Nguyên liệu:
Lạp xưởng: nửa cây
Thịt xá xíu: 0,1 kg
Tôm khô: 30 g
Trứng gà: 2 quả
Cà rốt: ½ củ
Đậu Hà Lan: 50 g
Tỏi củ: 5 tép đập dập, băm nhỏ
Cơm nguội: 1 đĩa
Hành lá, rau mùi
Dầu ăn
món ăn ngon: Cơm chiên Dương Châu

Cách làm:
Lạp xưởng cắt hạt lựu.

Thịt xá xíu cắt hạt lựu (Cách làm thịt xá xíu: Luộc chín thịt, phi thơm tỏi, cho thịt vào đảo, cho chút nước, xuống sốt xá xíu, chút màu gạch tôm và gia vị: mì chính + đường, đun nhỏ lửa cho ngấm gia vị một lúc).

Tôm khô ngâm nở, rửa lại cho sạch.

Cà rốt cắt hạt lựu, trần sơ nước sôi.

Đậu Hà Lan luộc chín (có thể dùng đậu hộp)

Trứng gà đập ra bát, quấy đều.

Hành lá, rau mùi thái nhuyễn.

Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm. Cho thịt xá xíu, lạp xưởng, cà rốt vào đảo đều. Tiếp đó cho ½ trứng gà vào đảo đều, đến khi trứng hơi se  thì cho cơm vào, đảo liên tục. Nêm ½ thìa mì chính, 1 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê đường.

Đảo tới khi cơm nóng, gần được thì đổ nốt chỗ trứng còn lại vào đảo đều. Rang một lúc thấy nhẹ tay, hạt cơm nảy trong chảo là được.

Cho hành lá, rau mùi, 1 thìa cà phê xì dầu, mỡ tỏi vào đảo thêm mấy cái là được. Xúc ra đĩa, rắc tiêu, dọn cùng xì dầu ớt.

Mách bạn: Để cơm rang ngon thì khi nấu cơm các bạn nên nấu khô một chút sẽ dễ chiên hơn, cơm không bị nát, không dính chảo.

» Phở xào giòn
» Phở xào mềm

Bao tử heo tiềm tiêu xanh

Bao tử heo tiềm tiêu xanh là một trong những món tâm đắc nhất của Bí Ngô khi còn lang thang đất Sài Thành. Nói chung mình “kết” món này, nhưng với giá bao tử hiện nay thì món này chỉ có thể ăn chơi, chứ không thể “ăn cho đã”.

Món này có mùi thơm của tiêu – gừng – rượu hòa quyện. Bạn nào tinh có thể cảm nhận được cả mùi thịt chín rất đặc trưng.

Nguyên liệu:
- Bao tử heo: 1 cái (0,7 – 0,8 kg) chọn cái dầy
- Tiêu xanh: 50 g
- Tiêu sọ: 20 g
- Củ cải: 0,5 kg
- Rau mùng tơi: 0,5 kg
- Nước dùng: 500 ml
- Gừng: 1 củ
- Rượu trắng; 2 thìa
Gia vị: mì chính, tiêu, đường.

Món ăn ngon: Bao tử heo tiềm tiêu xanh

Thực hiện:
- Bao tử heo lộn mặt trong ra ngoài, xát muối thật nhiều, rửa kỹ cho hết nhớt.

- Nấu sôi giấm, cho gừng + rượu vào, cho bao tử vào luộc 2 phút trên lửa lớn.

 - Vớt bao tử ra, xả trong nước lạnh, dùng dao cạo sạch, rửa kỹ, để ráo.

- Tiêu xanh và tiêu sọ đập dập, gừng đập dập, cho vào trong thố, cho bao tử lên, đổ ngập nước. Nêm vào ½ thìa bột ngọt, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, một thìa rượu trắng. Cho thố lên bếp, đun sôi, hạ nhỏ lửa.

- Tùy theo bao tử lớn nhỏ, dầy mỏng, thời gian đung khoảng 40 – 60 phút. Dùng đũa đâm thử, thấy lủng là chín mềm. Nếu muốn ăn giòn thì đun chín tới.

- Lấy bao tử ra, cắt miếng vừa ăn, cho trở lại thố, dọn ăn nóng.

- Nếu ăn dạng lẩu thì có thể dùng kèm với củ cải, đậu hũ trắng, rau mùng tơi, bún.

» Dồi trường xào cải chua 
» Cật heo cháy tỏi

Thịt ba chỉ kho dừa

Thịt kho dừa trong kí ức của Bí Ngô không hẳn là một món ăn ngon. Khi còn bé, lúc ấy nhiều gia đình không đủ ăn, nhà Bí Ngô cũng vậy. Mẹ thường kho thịt, cá với các thức khác như: dưa, dừa, củ cải… và nhường thịt cho các con. Ngày ấy mình chưa hiểu chuyện, chỉ thích ăn thịt, cá, và ghét mọi thứ kho cùng. Và thường ghét cả đồ kho, vì chúng thường mặn, phải ăn dè. 

Bây giờ lớn lên, đi làm, điều kiện sống khá hơn nhiều, không thấy thèm thịt như ngày xưa, cũng chẳng mấy khi kho thịt với dừa nữa. Đôi khi nhìn thấy hoặc có nếm một miếng được kho lẫn với thịt ở đâu đó, cũng chỉ là để nhớ về một điều gì đã qua. 

...về một khoảnh khắc mà mắt mẹ ướt nhưng con chưa đủ lớn để nhận ra...

Món ăn ngon với thịt ba chỉ kho dừa

Nguyên liệu:
Thịt lợn: 400 g chọn phần ba chỉ.
Dừa tươi: 1 quả
Rau mùi, ớt sừng
Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu xay.

Cách làm:
- Dừa lấy nước, sau đó đập vỡ phần sọ cứng, dùng thìa cứng lách lấy cùi dừa, thái miếng mỏng, vừa ăn. 

- Rau mùi bỏ gốc, rửa sạch, để ráo.

- Thịt lợn rửa sạch, để ráo, thái con chì. 

-  Ướp thịt với 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối, ½ thìa canh mì chính, xốc đều lên và để cho thịt thấm gia vị, để khoảng nửa tiếng.

- Cho vào chảo 1 thìa canh đường, thắng màu cánh gián.

- Cho thịt vào chảo, đảo cho màu thấm đều, để nhỏ lửa cho miếng thịt săn lại. Cho tiếp nước dừa tươi vào, kho liu riu đến khi nước dừa sánh lại, cho phần cơm dừa vào. 

Nêm lại gia vị, tắt bếp, múc ra đĩa, dùng với cơm trắng.

» Thịt lợn kho tàu 
» Thịt kho trứng chim cút