Ba ba xào gừng

Thịt ba ba rất bổ, có thể chế biến thành nhiều  món ăn ngon khác nhau, trong đó có  Ba ba xào gừng, nấu chuối đậu, tần bát bảo... 

Sơ chế ba ba rất khó, do ba ba khá nhát, khi thấy động thường rụt hết đầu và tứ chi vào trong mai. Tuy vậy, ở ngoài tự nhiên, ba ba là loài ăn thịt, khá phàm ăn, và nếu chẳng may bị nó cắn thì thật là tai họa… (xui lắm mới bị ba ba cắn). Để sơ chế được ba ba bạn có thể dùng kẹp gắp đá làm công cụ  hỗ trợ.

» Lươn om giềng mẻ
» Cháo lươn
» Ba xa nấu đậu phụ, chuối xanh

NGUYÊN LIỆU

- Ba ba: ½ con, lấy phần diềm và thịt đùi (1/2 con kia bạn có thể chế biến món  ba ba nấu chuối)
- Hành hoa: 2 nhánh
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Hành tây: 1 củ

Cách làm món ba ba xào gừng ngon
Ba ba xào gừng

Cá lóc hấp bầu

Cá lóc hấp bầu có vị ngọt tự nhiên của thịt, mùi thơm của bầu non và hạt tiêu.

NGUYÊN LIỆU

- Bầu tươi: 1 trái khoảng 750g,
- Cá lóc: 1 con khoảng 800g
- Nạc vai lợn: 100 g, băm nhuyễn
- Gia vị: nước mắm, bột nêm, chút đường, dầu hào, tiêu, bột năng.

Cách làm món Cá lóc hấp bầu ngon
Cá lóc hấp bầu

Mực chiên giòn

Mực tươi có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon: thơm cay như  Mực xào sa tế, hài hòa như Mực xào chua ngọt , xuýt xoa cay như Mực tươi nướng muối ớt, hoặc giòn ngọt như mực chiên giòn. Miếng mực vàng rơm, được phủ ngoài một lớp bột giòn, trong nổi vị ngọt tự nhiên của mực.

NGUYÊN LIỆU

- Mực tươi: 500 gr
- Trứng gà: 1 quả
- Bột năng: 200 g
- Dầu ăn, tương ớt, muối, tiêu, đường.

Cách làm món Mực chiên giòn ngon
Mực chiên giòn

Mực xào chua ngọt

Mực xào chua ngọt là một món ăn được dùng với cơm. Còn gì thú vị hơn việc sau một ngày mệt mỏi, cả gia đình quây quần bên nhau cùng làm và thưởng thức một món ăn ngon.

Mực xào có vị chua ngọt hài hòa, vị ngọt tự nhiên của mực, thơm mùi hành cần. Món này, ít khi làm đồ nhậu vì món ăn có vị ngọt, dùng với rượu, bia không được "vào" cho lắm.

NGUYÊN LIỆU

- Mực: 300 gr
- Ớt chuông: ½ quả
- Cà chua: 1 quả
- Hành tây: ¼ củ
- Dứa: ¼ quả
- Dưa chuột: ½ quả,
- Cần tây, cần tàu: 1 cây
- Một thìa cà phê tỏi xay, một thìa canh giấm, nửa thìa canh đường, hai thìa cà phê nước mắm, một thìa cà phê bột nêm.
- Một chút bột năng, dầu ăn

Cách làm món Mực xào chua ngọt ngon
Mực xào chua ngọt

Mực hấp gừng

Mực hấp gừng là một  món ăn ngon, không cầu kỳ, dễ chế biến…

Nhìn miếng mực trắng muốt, cuộn tròn, rồi nở bung như một đóa hoa màu trắng; điểm xuyết những cọng gừng thái chỉ mỏng tang, hành lá xanh mướt, thêm chút ớt đỏ tươi. Món ăn như một bức tranh đầy màu sắc. Cắn thử một miếng bạn sẽ cảm nhận được cái vị giòn, mềm ngọt thẳm mực tươi.

NGUYÊN LIỆU

- Mực: 200gr, làm sạch, khứa hình mắt võng, cắt miếng vuông lớn.
- Gừng: 1 củ nhỏ, thái chỉ
- Hành lá: 2 cây cắt khúc
- Hành tây: 1/4 củ thái mỏng
- 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa canh dầu ăn, 1/2 thìa canh, tiêu, rượu trắng.

Cách làm món Mực hấp gừng ngon
Mực hấp gừng

Thơ ăn uống

Lời đồn cũng đã đến tai,
Bít tết số 6 Hòe Nhai hàng đầu
Bò nướng thì phải Gầm Cầu,
Vừa ngon lại rẻ ở đâu nào bằng
Nghe người ta kháo nhau rằng
Ở Kim Mã Thượng bún măng đậm đà
Cháo sườn chẳng ở đâu xa
Lý Quốc Sư đó gần Nhà Thờ thôi
Đào Duy Từ lắm người ngồi
Trà chanh chè chuối lại rồi chè khoai
Món nem có 1 - 0 - 2
Hình như là quán nem tai bà Hồng
Nem lụi Ấu Triệu cũng đông
Hay là nem rán Hàng Bông rẽ vào
Tạm Thương ngõ nhỏ xin chào
Nem chua khoai rán món nào cũng ngon
Bánh giò đĩa bé con con
Vườn hoa Lý Tự Trọng còn bán không?
Lý Văn Phức - rõ là đông
Chân cánh gà nướng than hồng chín ngay
Hải sản cả tối lẫn ngày
Hồng Hà, Tân Ấp rẽ ngay tới liền
Muốn rẻ ăn quán Bích Liên
Muốn cay thì cứ ghé liền Hương Lan
Mã Mây có món cơm rang
Sữa chua thì ghé Hàng Than cho gần
Còn như nếu thích gà tần
Xin mời ghé Tống Duy Tân ăn liền
Quán Thánh có bánh bao chiên
Ngã tư ngay đó nối liền Đặng Dung
Còn như nếu thích bún bung
Đồng Xuân ngõ chợ nào cùng vào thôi
Nguyễn Hữu Huân có món xôi
Cửa hàng Xôi Yến thôi rồi hết chê
Ai mà muốn đỏ lên đê
Nhật Tân thịt chó xin thề giải đen!

Món ăn ngon trong thơ ca

Mực tươi nướng muối ớt

Mực tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: mực xào, mực hấp, mực nhồi thịt... Một chút biến tấu với mực nướng muối ớt sẽ mang cho bạn và gia đình những khoảnh khắc thú vị khi được thưởng thức một món ngon, lạ miệng bên những người thân. Nào cùng bắt tay vào việc nhé.

NGUYÊN LIỆU

- Mực tươi: 1 con
- Gia vị : Hàn, tỏi khô, ớt tươi, muối, hoặc ớt bột, đường, 1 ít bột nêm.

Cách làm món Mực tươi nướng muối ớt ngon
Mực tươi nướng muối ớt

CÁCH LÀM

- Mực lột sạch da, bỏ mắt,  bỏ răng, ngâm trong nước muối vài phút cho hết chất nhờn. Sau đó rửa sạch, để ráo, trải mực ra thớt, khía một số đường trên thân mực để mực ngấm gia vị khi ướp.

- Hành tím, tỏi , băm nhuyễn.

- Gia vị trôn đều cùng với hành tỏi băm nhuyễn. Ăn cay nhiều thì cho nhiều ớt, còn nếu không thì cho vừa đủ để mực de de cay thôi.

- Xoa gia vị lên 2 mặt của mực, ướp khoảng 1 tiếng cho thấm gia vị.

- Khi ăn thì nướng mực trên lò than hoặc lò nướng điện, nói chung mực nhanh chín, chỉ nên nướng tới khi mực se mặt, vừa khô là ngon.

- Mực chín cắt miếng vừa ăn, bày ra đĩa, dọn cùng rau răm, muối tiêu chanh (hoặc muối ớt).

Mực tươi nướng muối ớt ngon nhất là uống cùng với bia, miếng mực giòn, dai và ngọt, có vị de de cay của ớt, ăn là nhớ mãi.

Gỏi

Không biết từ miền Trung vào đến đất Cà Mau, những ngày nóng bức, bà con có món ăn gì đặc biệt Việt Nam mà mát ruột không?

Ở Bắc, cứ vào khoảng hết xuân sang hè, tiết trời bắt đầu nóng nực, tôi thường hay nghĩ đến một món ăn xét ra cũng có nhiều thích thú: món gỏi cá sống - một món ăn đặc biệt, mà các gia đình cũ kỹ ở đây vẫn ưa dùng.

Chỉ ngại có một điều là ăn được một bữa gỏi, cần phải tốn công xếp đặt, mua bán; mà không phải là người đàn bà nào bây giờ cũng có thể lo liệu chu tất được cho chồng con một bữa gỏi hoàn toàn đâu.

Nhưng vì gỏi cá sống có một phong vị đặc biệt, nên dù ở vào những gia đình mới hoàn toàn, có những người đàn bà, con gái thích ăn “bít tết” và “bút xêalaren” hơn là ăn đồ Việt Nam, vẫn có người đàn ông tha thiết với phong vị đất nước tự tay sắm sửa lấy cho kỳ được một bữa gỏi sinh cầm để thưởng thức cho đỡ nhớ - dù rằng sắm sửa được một bữa “chén” như thế đã tổn thất lắm công phu. 

Tôi hãy còn nhớ mãi hồi tản cư, miếng ăn thường kham khổ, thịt ít nhưng ao hồ cá lại nhiều, cái món gỏi cá đó kể đã được nhiều người dùng đến. Ăn ở nhà quê món đó không cầu kỳ, mà rau cỏ lại sẵn, nên cũng không mất công nhiều quá. 

Ở Hà thành khác hẳn. Riêng cái việc mua được thứ cá còn sống hay ít ra cũng còn tươi, đã là một việc khó khăn rồi; ấy là chưa kể rằng nhiều thứ rau lại thiếu thốn hoặc không có nữa, thành thử ăn mà không được hoàn toàn như ý muốn, lắm khi bực mình, mất cả ngon.

Là vì ăn cái thứ gỏi cá sống, điều đáng chú ý nhất là rau, mà rau không phải chỉ có một hai thứ như ăn nộm hay vài bốn thứ như ăn chả: nhưng có đến mười thứ - mà hầu hết là những thứ rau, lá cầu kỳ như lá sung, lá ổi, lá cúc tần, lá đơn, lá vông, lá sắn, rau húng láng, rau thơm, rau mùi, tía tô, kinh giới...
Ngần ấy thứ rau phải đủ, thứ nọ đỡ cho thứ kia thì gỏi mới hoàn toàn.

Riêng nhìn những thứ rau đó rửa sạch, đặt vào khăn khô, vẩy thật kỹ cho ráo nước rồi bày vào trong những cái đĩa trắng bong, ta cũng đủ thích mắt và thấy mát rời rợi ở trong lòng. Nhưng cái mát đó chưa thấm vào đâu với cái mát lúc người nhà bưng đĩa cá sống lên để vào giữa cái “vườn hoa” xanh ngát đó: miếng cá trắng cứ nõn ra, trông vừa nục nạc mà lại vừa khô ráo, gợi cho ta cảm tưởng như được nhìn thấy một người đẹp vừa tắm nước thang lan đi thơ thẩn trong một huê viên đầy mộng. 

Tôi đã từng thấy có nhiều người hễ nói đến gỏi cá sống thì sợ tanh, tưởng chừng không thể nuốt cho trôi một miếng, nhưng hễ trông thấy một mâm gỏi bày ra thật đẹp, thì thưởng thức xong một miếng, người ấy lại đòi ăn hai và tỏ vẻ ngạc nhiên là tuyệt không thấy mùi tanh tưởi.

Ấy bởi vì cá ăn gỏi tuy là sống, nhưng thực ra thì đã chế biến cho tái rồi, lại thêm có những gia vị làm cho mất mùi tanh của cá đi, thành thử ra đến lúc ăn thì chỉ còn thấy có mùi thơm của cá, béo mà béo thanh, hương vị ngọt mà lại ngát, ăn mát mà lại không thấy chán.

Có lẽ một phần cũng vì thế nên không phải bất cứ thứ cá nào cũng có thể dùng để ăn gỏi cá đâu. Cá ăn gỏi phải là cá quả hay là cá chép, đừng bé quá mà cũng đừng to quá, độ bằng bàn tay là vừa. Cá đó làm xong, phải treo lên cho ráo nước rồi để lên trên thớt thật khô, mổ ra, lạng lấy miếng cá nạc, bỏ da đi. Giai đoạn thú vị nhất trong việc ăn gỏi là bắt đầu từ lúc lấy giấy bản trắng như ngà thấm ráo nước ở trên mình từng con cá rồi lấy dao sắc thái cặp díp cá ra từng miếng theo chiều ngang miếng cá.
Món ăn ngon với gỏi sinh cầm, gỏi cá

Tôi đã từng được dự một bữa gỏi sinh cầm của một vị quan già về hưu, ăn thật cầu kỳ mà thú. Cá diếc nhỏ bằng một ngón tay, mua về, đem thả bể một ngày một đêm, rồi vớt ra cho vào một cái thống Giang Tây to vừa người ôm, đầy một thứ nước mưa trong vắt. Trên bàn ăn, các thứ rau và gia vị soạn sửa đâu vào đấy cả rồi, khách ngồi vừa ngắm cá bơi lội thung thăng trong thống, vừa nhắm rượu. Ở trước mặt mỗi vị, có một cái vợt bằng nửa bàn tay. Khách ăn lấy các thứ rau cho vào bát, cầm vợt xúc một con cá nhỏ bé đương bơi lên, rồi lấy giấy bản lau khô đi, đoạn, cứ nguyên con cá như thế cho vào miệng, ăn với rau sống, rưới một thứ tương đặc biệt. 

Nhiều người không thể ăn được thế, vì sợ tanh nhưng theo các vị đã ăn quen thì ăn như thế mới là tận hưởng cái vị của cá, mà mới thật là hoàn toàn giải nhiệt.

Thường thường, cá sống ăn gỏi, trước khi đem ra thưởng thức, thường được ướp vào một bát tỏi, gia một chút muối rang, một chút đường, hồ tiêu và thìa mỡ nước. Tất cả những thứ đó cùng với cá đều được trộn đều lên; độ nửa tiếng đồng hồ thì cho vào cá một chút muối diêm tán nhỏ, một chút nước giềng trộn đều; xong đâu đấy, để nghiêng cái bát cho nước chảy ra rồi lấy đũa đem cá bày trên đĩa. Nhưng làm cho bữa gỏi nổi vị một phần lớn chính là nhờ cái thứ nước giấm mà người nội trợ đã để vào đó rất nhiều công phu. Làm cũng hơi cầu kỳ một chút.

Lòng cá bỏ mật, ken, rửa sạch, băm nhỏ với gừng, tỏi, ớt rồi trộn với vài thìa lạc rang giã nhỏ, một thìa vừng trắng rang thơm cũng giã nhỏ, rồi cho một thìa bỗng rượu hầm và một thìa mật mía. Tất cả những thứ đó xào cả lên cho đều tay với hai thìa mỡ nước, một thìa nước mắm và một nửa bát nước lạnh đun sôi.

Gỏi ăn có một cái thú đặc biệt là có nhiều mùi vị cay, đắng, chua, ngọt, ngái, hắc, mặn, đủ cả; thỉnh thoảng lại bùi cái bùi của chất lạc, chất vừng, và của chất bánh đa nướng - chất bánh đa vẫn dùng ăn với chả cá - thơm thoang thoảng. 

Mỗi miếng cá, ăn với một miếng bánh đa và với đủ mặt rau, rưới giấm xâm xấp vừa đủ nóng, ăn như thế quả là một thú thanh nhã, đậm đà mà không béo ngấy - dùng mãi không biết chán.
 
* * *
 
Nhưng gỏi không phải là chỉ ăn với cá. Ai sợ tanh có thể thưởng thức nhiều thứ gỏi làm với gà, với tôm, với dạ dày, với cua, với trứng sam, với lươn, chạch, hay thịt lợn. Riêng tôi, ăn gỏi gà tôi thấy thích thú hơn là phở gà, có lẽ vì bún “đi” với thịt gà và các gia vị như hạt tiêu, hành và các thứ rau như xà lách, thơm, mùi và lạc rang hòa hợp với nhau hơn.

Lúc ăn, gắp thịt gà xé nhỏ, chan nước dùng rồi đệm rau và bún cùng lạc rang giã nhỏ. Lối ăn đó thông thường. Có nhiều người muốn đổi vị gỏi gà, còn làm theo phương pháp sau này: thịt gà giò lấy nạc, thái chỉ, đun nước sôi chần qua, vắt ráo nước; rau cần tây lấy chỗ non nhúng vào nước sôi; hành tây thái chỉ: mấy thứ đó trộn đều, rưới nước mắm, đường, tỏi, ớt, trên rắc lạc rang giã dối rồi chan, ăn.
 
Gỏi bao tử (tức là dạ dày lợn) cũng làm theo phương pháp làm gỏi gà vừa nói, ăn với một vài thứ rau thôi cũng đủ; nhưng gỏi nham cua đồng thì cần nhiều rau, không kém gì gỏi cá sống - mà trong đó ta không thể nào quên được khế, chanh, kinh giới, tía tô, rau răm, ngổ, húng láng và lá lộc. Giấm để chấm thứ gỏi này làm với bỗng rượu, cà chua, ô mai, đường, thảo quả tán ra, đun chín với mỡ nước.   
Tôi còn nhớ lúc tản cư, ở những vùng quê nhiều hồ ao, có lắm giống sinh cầm, thỉnh thoảng lại thay đổi lối ăn gỏi cũng là một cái thú để tiêu phí thì giờ và chiều khẩu cái của chúng ta một cách nên thơ vậy.

Gỏi trứng sam, làm khéo - đừng để dập mật và ruột sam - ăn mát và ngọt; gỏi sườn lợn, bóp thính và giã tỏi cho vào trộn đều với lá lộc và nước chấm, ăn sậm sựt mà lạ miệng; gỏi tôm nhúng giấm dùng với bánh đa, rau và tương ngọt ăn thơm ngát, bùi, hơi béo, nhưng không vì thế mà không mát ruột.

Người Hà Nội không ăn gỏi cá thiết linh mấy khi và gỏi nhệch, gỏi lươn, chạch, nheo, trê cũng không được người ta ưa lắm; nhưng một đôi khi có ai ở đường rừng về làm quà cho một chút thịt nai mà ta rỗi thì giờ làm một thứ gỏi nai (gọi là nai nhúng lối Lào) âu cũng là một thú khiển muộn lý thú và... lạ miệng. 

Ăn thứ gỏi này, không cần phải nhiều rau lắm, nhưng không thể thiếu được rau húng láng và hành tây.
Thịt nai sống, lựa chỗ nạc, thái mỏng để ra trên đĩa - Lúc ăn, nhắc cái hỏa lò con đặt lên trên bàn, trên để một cái xoong; trong xoong có nước giấm đun sôi. Khi ăn, nhúng thịt vào trong nước giấm, cho thịt tái, rồi ăn với các thứ rau và chấm với tương Lào làm bằng nước mắm, nước cốt dừa, xả, ớt, đường và lạc rang.

Lối gỏi Lào này nhắc ta nhớ đến tả pí lù của người Tàu, nhưng thanh hơn và thường ăn về mùa rét; ngoài ra, các thứ gỏi khác thì dùng về mùa nực, ăn cho mát.

Đó là một lối ăn đặc biệt thích thú và nhàn nhã, dễ quyến rũ người, không thể ăn luôn, nhưng lâu không dùng thì nhớ - nhất là nhớ cái không khí lúc ăn. Thật vậy, trong tất cả các món ăn của Việt Nam, nhiêu khê và cầu kỳ nhất có lẽ chính là món gỏi: không những trước khi ăn phải dụng công kiếm đủ rau cỏ và gia vị, mà trong khi ăn lại còn phải ăn dễ dàng, thong thả thì mới thấy ngon và hưởng được hoàn toàn cái thú của ao hồ lẫn với hương vị rau cỏ của đất nước ngạt ngào mát rượi. 

Hãy thêm vào đó một bình rượu sen Tây Hồ thật ngát hương, ta sẽ thấy sống lại cả một thuở thanh bình ngày trước, thời giờ trôi qua đi như tiếng đàn, tiếng hát, mà lòng người ít bàn về chuyện danh, lợi, được thua...

Nhưng mà thời đó đã qua rồi. Trên sự đổ vỡ, mà còn người ăn như thế, có khi cũng là một cái tội, nhưng nhiều khi ngẫm nghĩ, nếu mà không làm được điều ích lợi cho dân cho nước, thì lắm khi giở một bữa gỏi ra ăn như thế có khi lại còn đỡ hại cho bao nhiêu người.


>>>   Qùa bún 
<<<   Ngô rang, khoai lùi

Nghêu hấp gừng

Nghêu là loại thực phẩm ngon, dễ chế biến. Nghêu hấp gừng cũng gần giống với nghêu hấp sả, nhưng với ai không thích sả chỉ việc thay bằng gừng là thái chỉ là đã có một món ăn ngon mang hương vị khác, mà không kém phần hấp dẫn, mê say.

NGUYÊN LIỆU

- Nghêu: ngâm với chút muối cho nhả hết cát.
- Gừng: 1 củ, thái chỉ
- Muối, mì chính
- Nước
Cách làm món Nghêu hấp gừng ngon
Nghêu hấp gừng

Cua rang me

Cua rang memón ăn ngon, hội tụ được bốn vị: chua, cay, mặn, ngọt… Đây là một món khá cầu kì nhưng chỉ phù hợp để ăn chơi, được chị em phụ nữ đặc biệt ưa thích. Còn với cánh mày râu thì hơi “kén” hơn một chút do có vị ngọt, mà ngọt thì uống bia, rượu thì không được “vào” cho lắm.

Tất nhiên cánh mày râu thì ưa cái vị mặn mặn của  Cua rang muối, hoặc cái thơm ngọt của Cua thịt hấp bia hơn. Nhưng nói thật, nhìn cái cảnh chị em xuýt xoa vừa vặn càng cua, xong rồi "chép chép" mấy ngòn tay còn vương sốt me thì cũng khó mà cầm lòng cho được.

NGUYÊN LIỆU

-  Cua thịt: 2 con
-  Me chua chín: 1/2 bát
- Tỏi: 4 tép băm nhuyễn
-  Hành tây: 1 củ nhỏ, thái mỏng
-  Bột năng: 1 thìa
-  Đường: 3 thìa cà phê; tiêu, hạt nêm, ớt
-  Dưa leo: 1 quả
Món ăn ngon: Cua rang me

CÁCH LÀM 

- Cua rửa sạch, tách mai, lấy gạch ở mai cua để riêng. Mình cua cắt làm đôi, hoặc làm 4 tùy theo.
- Phần càng cua thì đập hơi dập để ngấm gia vị và tránh tình trạng nổ khi chiên.
- Ướp 1 thìa hạt nêm, rắc tiêu cua ngấm gia vị khoảng 30 phút.
- Sau đó đem cua chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.

LÀM SỐT ME

 Me cho nước nóng vào, bóp nhuyễn, bỏ hạt, lọc lấy khoảng ¾  bát
Cho 2 thìa dầu ăn, phi tỏi hơi vàng, cho hành tây, nước me + đường + 2 muỗng cà phê hạt nêm. Đun tới khi nước me sôi thì cho ớt (cay tùy ý), xuống bột năng để sốt hơi sánh. Nêm vừa chua, cay, mặn, ngọt, rồi cho cua vào xóc đều, đun nhỏ lửa 5 – 7 phút là được.
Gạch cua: Phi thơm tỏi, cho gạch cua vào, nêm chút gia vị.

TRÌNH BÀY

Xếp xà lách xuống dưới, dưa chuột xắt lát chạy quanh viền đĩa. Xếp cua lại thành hình nguyên con, úp mai lên, rưới gạch cua, rắc rau răm (hoặc mùi). Măm thôi.

» Canh cua khoai sọ rau rút
» Canh cua rau ...
» Mọc cua bể

Cá lóc nướng trui

Cá lóc (miền Bắc còn gọi là cá quả, cá chuối, cá sộp…) là loài cá lành tính, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, như: cá lóc kho tiêu, cá lóc kho tộ,  Canh chua cá lóc, Cá lóc hấp bầu, chiên xù… nhưng dân dã và mang đậm chất “khẩn hoang” nhất có lẽ là cá lóc nướng trui.
Cách làm món cá lóc nướng trui ngon
Cắm cá xuống đất, chất rơm xung quanh ...

NGUYÊN LIỆU

- Cá lóc (1 con): 1Kg
- Rơm khô
- Lá chuối
- Bánh tráng cuốn (bánh đa nem)
- Nước chấm
- Dưa leo, khế chua, chuối chát, rau thơm các loại...

Cháo cá miền Bắc

Cháo cá là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Nếu như ở miền Tây, cá thường được để nguyên con, cháo được ăn cùng cải thảo. Thì ở miền Bắc, cá thường được luộc sơ, gỡ lấy thịt, ướp gia vị và xào qua với hành khô…


» Điêu hồng hấp gừng hành

NGUYÊN LIỆU

- Cá chép: 1 con khoảng  700 - 800g
- Gạo: ½ bát
- Hành khô: 1 củ
- Hành lá: 20 gr
- Thì là: 20 gr
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Gia vị: muối, tiêu, mì chính, nước mắm.

Món ăn ngon: cháo cá
Cháo cá miền Bắc

Sắp đặt củ quả

Một số mẫu sắp đặt c qu đẹp, ấn tượng ...

Sắp đặt rau củ quả để có món ăn ngon hơn

Tản mạn về ba khía

Hồi trước Tết, qua lời giới thiệu, gởi gắm của Đoàn Khắc Xuyên, Thư ký Tòa soạn báo Tuổi trẻ, một gã ở báo Thế giới Ẩm thực Sài Gòn đến nhà tôi trú ngụ trong thời gian ở Bạc Liêu tìm hiểu những món ăn ngon. Gã có bút hiệu là Nguyễn Văn Tới, khoảng hơn 30 tuổi, nghe nói cũng là một cây bút khá trong làng báo ẩm thực.

Khi mới về đến Bạc Liêu, gã đã làm tôi sốc. Từ bến xe, gã điện thoại : "Ông ra chở tôi về coi!". Quần áo gã luộm thuộm, vẻ mặt ngơ ngơ ngáo ngáo. Gã đi tỉnh công tác mà như đi Tây. Hành lý gã mang theo là 3 túi xách tổ bố, đựng nào gia vị, thức ăn, trà, rượu… mà sau này gã kể là "hàng độc". Gã thản nhiên bảo tôi : "Ông xách dùm tôi hai cái túi!". Tôi sùng trong bụng, nhưng nể tình Đoàn Khắc Xuyên nên đành lo chỗ ngủ cho gã, kêu vợ làm món ăn ngon đãi gã. Vào mâm cơm, gã lại gây sốc. Gã lừ mắt nhìn rất lâu từng món ăn, gắp một đũa thức ăn cho vào miệng nhưng không nhai mà định thần, vểnh tai như lắng nghe mùi vị. Suốt bữa ăn, gã hoàn toàn không nói một câu xã giao mà chỉ rặt hỏi và nói về thức ăn. Tôi lẩm nhẩm : "Chẳng lẽ thằng này viết về thức ăn đến đỗi nhập tâm, đến nỗi cà tửng như thế?".
Món ăn ngon từ ba khía
Gã hỏi tôi : "Nghe nói ông suốt đời quanh quẩn ở Bạc Liêu, chắc là rành về món ăn Bạc Liêu?". Tôi cười khẩy : "Cả đời tao nghèo, có cái bỏ vào mồm là phước đức ông bà để lại rồi, chứ làm gì mà biết món ngon vật lạ!". Gã dạy đời : "Tại mình không biết chế biến đó thôi, chứ vùng Bạc Liêu đặc sản nhiều lắm, tiềm lực về món ngon là phong phú vô cùng. Biển Bạc Liêu có nhiều ba khía lắm. Bữa nào ông mua ba khía về tôi làm gỏi cho ông ăn, ông sẽ sáng mắt".

Tôi nổi sùng, lầm thầm trong bụng : "Cả đời ông vì nghèo nên ông chỉ ăn toàn đặc sản, ăn đến mòn răng. Ăn từ thời nó chưa là đặc sản, mà còn là món ăn của người bình dân. Cả đời ăn đặc sản Bạc Liêu, ông chưa bao giờ nghe nói món gỏi ba khía. Thằng này láo toét. Mày lừa ông, ông sẽ lột mặt nạ mày!". Chiều ấy, tôi đi mua theo "toa" của gã Tới gồm : 2 ký ba khía, 1 ký khế già, một ít ngò gai, lá quế… tổng cộng vị chi là 12.000 đồng. Tôi còn tranh thủ rủ em út, bạn bè đến nhậu món gỏi ba khía cho đông để lột mặt nạ gã nhà báo ẩm thực.

Gã kêu vợ con tôi mang gia vị mà gã cần, rồi bảo : "Để đó. Lên nhà trên chơi đi. Đừng có đụng vào thứ gì của tôi!". Tôi lén quan sát gã chế biến món ăn. Nhìn gã khoan thai xắt xắt xào xào, thần thái mơ màng như kẻ mộng du. Một giờ sau, gã bảo : "Xong rồi, mời tất cả nhập tiệc". Trên bàn, hai dĩa gỏi được trình bày khá bắt mắt. Tôi gắp một miếng to bỏ vào miệng rồi giật mình. Ngọt thì thật là ngọt, chua thì thật là chua, thơm thì thật là thơm, cay thì thật là cay, béo thì thật là béo. Tổng lại, ngon thì ngon đến vô cùng. Tôi há hốc mồm thảng thốt : "Đây là thứ nem công chả phụng chứ ba khía gì!". Rồi nhìn mấy đứa bạn, thằng nào cũng đỏ mặt tía tai ngạc nhiên nhìn nhau rồi đồng thanh la lên : "Ôi, sao nó ngon thế này!".

Sau đó, Tới còn làm mấy món ngon đãi gia đình tôi nữa rồi mới khăn gói về Sài Gòn. Vợ con tôi luyến tiếc : "Chú Tới ở lại ít hôm dạy nấu ăn nhé!". Tôi đưa Tới lên xe, dúi cho nó một ít quà quê trong cử chỉ tẽn tò của một kẻ vừa được dạy cho một bài học. Tôi đã sáng mắt, ngộ ra cái vai trò quan trọng của văn hóa ẩm thực trong đời sống. Nó thật mầu nhiệm, nó biến những món tầm thường quanh ta thành cao lương mỹ vị, làm phong phú thêm đời sống con người.

Câu chuyện gỏi ba khía của gã nhà báo Tới làm tôi nhớ tới ông anh ruột, nguyên là thiếu tá quân đội. Năm đó, vì đời lính không nuôi nổi một vợ bốn con nên anh xin phục viên. Lãnh hơn 10 triệu đồng tiền chính sách, anh gởi tín dụng để lấy lãi hàng tháng nuôi con. Nhưng rồi tín dụng bể, mất tiền. Buồn đời, anh dắt vợ con ra mép biển hoang vu Bạc Liêu ở ẩn. Đây là miền gió lộng, thoạt nhìn có vẻ nên thơ và lãng mạn, nhưng đó chính là cái vùng đất mặn tới cỡ trừ các loài mấm, cốc, đước… thuộc hệ sinh thái ngập nước, thì không còn cây gì có thể sống nổi. Thế nên, nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình anh là vào vạt rừng chồi bắt ba khía đem bán nuôi thân. Một bận tôi vào thăm, gia cảnh anh thật tệ, nhà cửa trống hoác, gió lùa từ trước tới sau. Hai đứa nhỏ bỏ học, hai thằng lớn thì theo anh đêm đêm bắt ba khía. Còn vợ anh ở nhà muối ba khía và đưa ra chợ bán. Chị làm cơm đãi em chồng toàn là ba khía : ba khía chiên mỡ hành, ba khía luộc, mắm ba khía… Tôi khoái nhất là món mắm ba khía, ăn vào cứ thấy ở đầu lưỡi có vị béo béo, mặn mặn, bùi bùi… hương vị hấp dẫn lạ thường.

Trong các loại đặc sản Nam bộ, mắm ba khía không sang trọng như mắm lòng cá xứ U Minh, mắm cua gạch son mà mấy tay khách trú đem chưng cách thủy với thịt bằm, hột vịt… Nhưng hương vị của mắm ba khía đậm đà, đã ăn thì khó quên. Hồi cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt về chỉ đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, trong bữa cơm, ông muốn có món mắm ba khía. Đã thế, ông còn cho người mua mang về tận Sài Gòn. Mắm ba khía là món mắm bình dân. Hồi tôi còn nhỏ, gia đình rất nghèo, nhà tôi bao giờ cũng có hũ mắm ba khía dùng để thay thế các món ăn khác khi con nước kém hoặc khi mưa già, không bắt tôm cá được. Món mắm ba khía mà nông dân thường chế biến là xé ba khía ra trộn với ớt, tỏi, giấm, đường. Mai ba khía đầy gạch son, cho cơm vào trộn ăn béo béo, bùi bùi. Mắm ba khía có tự lúc nào chắc chẳng ai còn nhớ. Tôi trộm nghĩ : Khi người Hoa từ Hà Tiên, người Việt từ miệt Tiền Giang xuống Bạc Liêu, Cà Mau khai khẩn, họ đã tiếp nhận văn hóa ẩm thực (mắm) của người Khmer Nam bộ, rồi sáng tạo ra một loại mắm từ ba khía – đặc sản của địa phương, của biển.

Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu xưa với những cánh rừng ngập mặn ven biển bạt ngàn, vốn là vương quốc của loài ba khía. Nếu ba khía vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh thì ba khía ở Rạch Gốc, Tân Ân (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) lại nổi tiếng khắp vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá. Vào năm 1980 trở về trước, giá của ba khía Rạch Gốc mắc gần gấp đôi ba khía vùng khác và bán về Sài Gòn đắt như tôm tươi. Ba khía Rạch Gốc thịt dày, chắc và gạch son cứng mai. Trong khi ba khía của Bạc Liêu, Rạch Giá chỉ có "gạch dá" (nửa đen nửa đỏ). Những người già ở Rạch Gốc rành về ba khía nói rằng, sở dĩ ba khía Rạch Gốc ngon là vì đất Rạch Gốc là đất phù sa không có pha cát. Rừng Rạch Gốc lại có loại mắm đen mà trái của nó làm thức ăn cho ba khía có rất nhiều đạm… Xưa, người ta nhận ra ba khía Rạch Gốc qua chiếc ghe chở ba khía bao giờ cũng có chiếc gàu tát nước được bện từ lá dừa nước cắm trên đầu ngọn sào. Sau này, do giá ba khía Rạch Gốc cao nên dân buôn ba khía ở Bạc Liêu, Rạch Giá cũng bày đặt máng chiếc gàu trên ngọn sào để đánh lừa thiên hạ.

Vụ ba khía bắt đầu vào mùa sa mưa và kết thúc khi mưa dứt hạt. Mùa nắng cũng có ba khía nhưng thịt không chắc và ăn không ngon. Mấy ông già ở Cà Mau kể rằng, ngày xưa, ba khía nhiều đến cỡ vào những con nước rong, ba khía bu đặc trên chang đước, gốc mắm, nhìn vào không thể thấy gốc cây. Người đi bắt ba khía cứ bắc đòn dài lên bờ rừng là ba khía lũ lượt bò xuống ghe. Ba khía hội vào những con nước 30 âm lịch tối trời, chúng cũng bu đen đặc gốc cây để thực hiện việc duy trì nòi giống. Nhưng ba khía còn một tập quán sinh học khác hơn các loài là nó còn một ngày hội lớn hơn, thường là vào 30 tháng 8 hoặc tháng 9 âm lịch. Vào ngày hội này, ba khía nhiều hơn các ngày hội khác và đặc điểm là toàn giống cái, không phải giao phối, mà là đẻ trứng. Họ còn kể rằng, khi đó ba khía mắc đẻ, đau bụng, nên chúng hoàn toàn mất cảnh giới mà ôm đùm, ôm cục ở các gốc cây. Dân bắt ba khía có thể dùng tay gạt một cái là ba khía rớt xuống đầy một thúng táo.

Vào mùa ba khía, đặc biệt là những ngày ba khía hội, những khu rừng âm u bỗng trở nên rộn rịp. Chiều đến, 3 – 5 người ngồi trên mỗi chiếc xuồng ba lá luồn lách trong các mương rừng, trên mình họ là bao tay, đèn khí đá… Họ bắt chừng nào đầy xuồng con là đem ra xuồng mẹ đổ ba khía vào những lu mái đầm có sẵn nước muối. Trong một đêm như thế, ghe mẹ nặng 5 – 10 tấn đã "khẳm đừ". Sau đó, ghe mẹ chạy ra Cà Mau, Bạc Liêu để chuyển ba khía sang ghe cho khách thương hồ từ vùng Tiền Giang xuống chở về Sài Gòn hoặc theo dòng Mê Kông qua Biển Hồ bán cho Campuchia…

Trở lại chuyện ba khía ở Bạc Liêu. Nếu như trước đây, ở nhà ông anh tôi, bước ra khỏi nhà là có thể soi đèn bắt ba khía được ngay, thì bây giờ thì phải lội xa hàng mấy cây số. Và do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn khai thác theo kiểu tàn phá để mưu sinh của những người nghèo nên ba khía cũng không còn bao nhiêu. Ba cha con anh tôi lội bắt suốt đêm cũng chỉ được 10 – 20 ký, bán được 2 – 30.000 ngàn đồng. Mà không phải ngày nào cũng bắt được ba khía, phải chờ mùa mưa, chờ nước rong…

Thân phận của ông anh tôi giống như thân phận của nhiều người ở vùng "rừng vàng" ven biển nổi tiếng của bán đảo Cà Mau. Ở đó, con người đã từng thừa hưởng sản vật giàu có của rừng, của biển. Nhưng họ cũng đã tàn phá không thương tiếc cái vốn quý của rừng, của biển. Để rồi bây giờ, rừng – biển đối xử với họ như một tên keo kiệt, bủn xỉn. Đó chính là luật đời!

» Năm Vố
» Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình
» Nghêu Thố

Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình

Đôi đũa là vật dụng hết sức thân quen trên mâm cơm của nguời Việt, hầu như không bữa ăn nào có thể thiếu. Vượt qua ý nghĩa là đồ vật thông thường, gắn liền với đôi đũa còn là những nét văn hóa thú vị mà nếu không để ý, chúng ta có thể khó lòng nhận ra... 
Đôi đũa trong văn hóa ẩm thực việt
 
Khác với phương Tây dùng thìa nĩa, ăn cơm bằng đũa là thói quen của nhiều dân tộc Châu Á. Các nhà văn hoá học giải thích rằng ăn bằng thìa nĩa là học theo cách ăn của các loài vật ăn thịt sống dưới đất, còn ăn bằng đũa là học theo cách ăn của các loài chim. 

Việt Nam là xứ sở nhiệt đới, có nhiều loài chim mỏ dài cư trú như cò, vạc, sếu... Những loài chim này gắn bó với cuộc sống nhà nông, đi vào ca dao, dân ca, thành cả biểu tượng điêu khắc trên trống đồng - kết tinh văn hóa thời cổ đại. Bởi thế nên người dân Việt Nam từ thời thủy tổ đã họ được cách ăn của các loài chim này chăng? 

Song có lẽ cũng nên xét tới nguyên nhân thành phần chính trong bữa ăn phương Tây là bánh mì và thịt nên dùng thìa nĩa, dao sẽ ăn dễ dàng. Còn thành phần chính bữa ăn Việt Nam là cơm, rau, cá thì dùng đũa tiện lợi hơn trong việc gắp thức ăn. Bên cạnh sự tiện lợi ấy, xung quanh đôi đũa còn là những câu chuyện dài. 

Thuở còn thơ bé, những ai từng được bà, được mẹ kể cho nghe câu chuyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" hẳn đều thương anh Khoai thật thà, chăm chỉ bị lão phú ông thách cưới bằng việc vào rừng tìm về cây tre trăm đốt. Cây tre ấy sẽ dùng để vót đũa cho đám cưới anh Khoai với con gái phú ông. 

Những đôi đũa cưới có thể đem lại niềm hạnh phúc mà cũng có thể làm mất đi giấc mơ đẹp nhất của đời anh. Ông Bụt tốt bụng thương người hiền lành đã giúp anh Khoai biến giấc mơ đó thành sự thật với câu thần chú "khắc nhập, khắc xuất" diệu kỳ. Tôi vẫn tưởng tượng trong ngày đám cưới anh Khoai, những đôi đũa vót từ cây tre trăm đốt sẽ được đặt trang trọng trên mỗi mâm cơm, là minh chứng cho hạnh phúc của chàng trai nghèo khổ ấy. 

Không phải ngẫu nhiên đôi đũa thường được dân gian ví với hình ảnh đôi vợ chồng. Hai chiếc đũa luôn đi liền với nhau thì mới làm được điều có ích, cũng như hai vợ chồng khi đồng tâm cộng lực thì có thể cùng nhau tát cạn cả biển Đông. Người con gái bị mẹ ép gả vào nơi không tương xứng, phải lấy người mình không yêu thương đã thốt lên lời than cay đắng: 

"Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng"

Chuyện vợ chồng trăm năm quan trọng là thế, vậy mà có khi dân gian đánh giá không bằng chuyện một đôi đũa: "Vợ dại không hại bằng đũa vênh". Vậy mới biết người dân mình cẩn trọng đến thế nào trong việc lựa chọn những chiếc đũa sao cho tương xứng với nhau. rất nhiều lời khuyên bổ ích khác được xây dựng bởi hình tương đôi đũa như: So bó đũa chọn cột cờ, Vơ đũa cả nắm, Đũa mốc lại chòi mâm son... 

Bài học đầu tiên tôi được học khi ngồi trong mâm cơm là bài học về đôi đũa. Phải cầm đũa sao cho đúng, gắp được thức ăn mà không làm rơi vãi lung tung. 

Ngày đầu tiên được cầm đôi đũa là một ngày khá trọng đại với một đứa bé "thích làm nguời lớn" bởi chỉ người lớn mới đủ khéo léo để điều khiển đôi đũa thật nhanh nhẹn, nhịp nhàng. Bố tôi cầm đũa tay trái nên thường ngồi đầu nồi hoặc ngồi cách xa người bên cạnh để hai bên không chạm vào nhau. Những đôi đũa không chỉ có một loại mà bao gồm đũa để ăn cơm, đôi đũa dài cho mẹ nấu nướng, đôi đũa cả dùng để xới cơm. 

Ngày nay khi nhà nhà đều dùng nồi cơm điện, có lẽ nhiều đứa trẻ lớn lên mà không biết về những đôi đũa cả đã từng tồn tại. Như khi xưa tôi được mẹ dặn rất kĩ rằng trước khi xới cơm thì nhúng đũa sơ qua vào nước cho khỏi dính. Xới cơm xong thì dùng chiếc nọ gạt cơm khỏi chiếc kia chứ không được gõ vào nhau thành tiếng bởi âm thanh ấy là dấu hiệu gọi ma đến nhà. Đũa ăn cơm không được cắm thẳng lên bát bởi người ta chỉ làm thế trong đam ma. Đứa trẻ con khi ấy là tôi nghe nói đến mà chay là khiếp vía, chẳng bao giờ dám không làm theo lời mẹ. 

Rồi nhà tôi cũng chuyển sang dùng nồi cơm điện. Ngày gói đôi đũa cả bóng loáng nước tre, mòn vẹt cả một đầu cất vào góc sâu nhất trong chạn bát, tôi thấy trong mắt mẹ thoáng chút ưu tư. Ngày bố mẹ ra ở riêng trong gian tập thể bé xíu của cơ quan bố, hành trang hai người chỉ có một valy quần áo. Trong đó đựng luôn cả chục bát ăn cơm, chục đôi đũa con và một đôi đũa cả. Mười một đôi đũa ấy chính tay bà ngoại đã vót cho mẹ mang theo để mỗi bữa ăn còn lưu lại chút hình ảnh của quê hương. 
Hơn chục năm trời mẹ ngồi đầu nồi xới cơm cho cả gia đình rồi hướng dẫn các con cách xới cơm sao cho đúng mực, đôi đũa cả đầu tiên bà ngoại cho đã không còn. Nhưng đôi đũa nào cũng in dấu bàn tay mẹ, cũng là chứng nhân cho những bữa cơm gia đình đầm ấm, rộn vang tiến chuyện trò, cười nói. cất đi một đôi đũa là gói lại trong lòng bao nhiêu kỉ niệm. Mẹ đã từng nhắc bố không bao giờ được dùng đũa cả để răn đe các con như nhiều gia đình khác vẫn làm. 

Khi con mới lớn, biết chơi chuyền, chơi chắt, con len lén về lấy trộm chục đũa của mẹ làm chuyền. Biết được mẹ không hề la mắng, chỉ dặn con rằng không được dùng đũa ăn cơm để nghịch bởi đôi đũa gắn với miếng ăn trong miệng, phải trân trọng giữ gìn. Vậy mà cũng chính tay mẹ đã vót cho con đôi que đan đầu tiên trong đời bằng một đôi đũa mới, bởi giữa thành phố thật khó tìm được đốt tre ưng ý, mà con thì sốt ruột, muốn học rồi phải được đan ngay bằng chính que đan của mình... 

Có lẽ đôi đũa đầu tiên người Việt nam sử dụng chỉ là hai nhánh cây nào đó nhưng loại đũa truyền thống đầu tiên được nhớ đến là làm bằng trúc, bằng tre. Bàn tay người Việt nam khéo léo biến những ống tre già, thẳng thành những đôi đũa thơm tho, lâu mối mọt. 

Những ngày hè về thăm ông nội, tôi vẫn thường ngồi xem ông vót đũa, bàn tay ông nhanh thoăn thoắt thật tài tình. Vừa vót đũa ông vừa kể chuyện ngày xửa ngày xưa mà không hề làm sai một chút. 
Bây giờ mỗi lần đi siêu thị, mắt hoa lên với hàng chục loại đũa không chỉ từ tre mà còn làm bằng nhựa, bằng inox, bằng gỗ mun, gỗ kim giao, gỗ dừa..., không chỉ đũa Việt nam mà còn nhập về từ các nước, tất cả đều làm bằng máy, thẳng đều tăm tắp, tôi lại nhớ về những đôi đũa mộc mạc của ông bà năm xưa. 

Ngày ông mất, bác cả tự tay vót đũa cắm trên bát cơm quả trứng đặt lên quan tài cho ông. Nhớ về ký ức đau buồn ấy, tôi vẫn thấy hiện lên chùm nan tre loăn xoăn của đôi đũa thấp thoáng trước tấm ảnh ông hiền hậu như đang muốn mỉm cười. Đôi đũa gắn bó với con người khi còn sống và cũng theo con người đi về nơi an nghỉ cuối cùng. 

Rồi mai đây trở thành người mẹ, trong bữa cơm đầu tiên con được dùng đôi đũa, tôi sẽ kể với con rằng: Con có biết xung quanh đôi đũa là bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam ta...

» Năm Vố
» Tản mạn về ba khía
» Nghêu Thố

Bí ngô Halloween

Một số hình ảnh về cắt tỉa bí ngô, lấy ý tưởng từ ngày lễ Halloween

Này, đây không thích nói nhiều đâu nhé!
Này, đây không thích nói nhiều đâu nhé!
Buồn lảm rè, đi làm vài chia đê..ê
Buồn lảm rè, đi làm vài chai đê..ê
Nhìn đời bằng nửa con mắt, híc
Nhìn đời bằng nửa con mắt, híc
Má ơi, m...a...
Má ơi, m...a...

Ở rừng lâu rồi ko về thành phố, chơi cái này cho chắc
Ở rừng lâu rồi ko về thành phố, chơi cái này cho chắc
Đừng cười đểu anh, anh biết chú là ma búp bê rồi
Đừng cười đểu anh, anh biết chú là ma búp bê rồi
Hoa hậu đêm Halloween nè
Hoa hậu đêm Halloween nè
Ây da, già rồi còn máu làm duyên hở
Ây da, già rồi còn máu làm duyên hở
Người hai mặt
Người hai mặt
Ui da, răng môi lẫn lộn rồi
Ui da, răng môi lẫn lộn rồi




Ba xa nấu đậu phụ, chuối xanh

Ba ba nấu đậu phụ, chuối xanh là một món cổ, khá khó trong sơ chế, chế biến. Nhưng cũng rất đáng để thử, Bí ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách làm món ăn khá cầu kì này.

Cũng giống như Ốc nấu chuối đậu, lươn om riềng mẻ, ếch xào lăn... Ba xa nấu đậu phụ, chuối xanh là một món ăn đồng quê. Các món ăn này được truyền lại qua nhiều thế hệ, đòi hỏi người nấu phải biết kết hợp hài hòa các nguyên liệu, gia vị, tôn được hương vị tự nhiên của món ăn.

Cuối tuần làm mấy món này, vừa để tẩm bổ cho cả nhà. Vừa thưởng thức vừa nghĩ đến cái tài tình của các cụ nhà mình: làm sao lại nghĩ được những món nó ngon đến thế, cũng là một cái thú phải không các bạn.

» Cháo lươn
» Ba ba xào gừng

NGUYÊN LIỆU

- Ba ba: 1 con (khoảng 1 kg)
- Chuối xanh: 10 quả
- Cà chua: 2 quả
- Đậu phụ: 2 miếng
- Thịt ba chỉ: 300gr
- Hành lá: 20 gr
- Tía tô
- Hành, tỏi khô: 1 củ
- Mắm tôm: 1/2 thìa
- Mẻ ngấu: 100 gr
- Nghệ tươi: 1 củ nhỏ
- Dầu ăn.
- Gia vị nêm: nước mắm, bột nêm, mì chính

Cách làm món Ba xa nấu đậu phụ, chuối xanh ngon
Ba xa nấu đậu phụ, chuối xanh

Cá tai tượng chiên xù.

Cuối tun rồi, bạn đang băn khoăn không  biết làm gì để đãi cả nhà? Có một gợi ý cho bạn, tại sao chúng ta không thử làm món Cá tai tượng chiên xù nhỉ? Hấp dẫn lắm đó!

Nói một cách nôm nà thì chiên xù là chiên cá cả con, để nguyên vảy (chỉ bỏ mang, nội tạng). Khi dầu nóng  thì cho có vào chiên, phần vảy cá phồng rộp lên (xù lên). Cá chiên kiểu này bên ngoài thì giòn dai, bên trong mềm ngọt.

Cái khó của chiên xù là căn dầu. Dầu nóng quá hay chưa đủ ngón thì cá đều bị chai, không phông lên được. Ngoài ra còn tùy vào loại cá. Cá tai tượng dễ chiên nhất vỉ vảy to, dễ cuộn, kế đến là cá điêu hồng, cá chép. Cá lóc khó chiên nhất vì vảy nhỏ, cứng; ngoài ra cá lóc còn khỏe, sống dai, khi sơ chế các bạn nên dùng kéo cắt xương sống cho an toàn. 

» Cá lóc nướng trui
» Cháo cá miền Bắc
» Điêu hồng hấp gừng hành

NGUYÊN LIỆU

- Cá tai tượng: 1 con (khoảng 800 gr - 1,2 kg)
- Bún
- Bánh tráng
- Rau thơm, khế chua, giá sống, đậu phộng rang
- Nước mắm , tỏi , đường, chanh, ớt...

Cách làm món Cá tai tượng chiên xù ngon
Cá tai tượng chiên  

Điêu hồng hấp gừng hành

Điêu hồng hấp gừng hành kể cũng hơi kì cạch một chút, nhưng có thể cùng cả gia đình thưởng thức thì cũng đáng công lắm chứ. 

Cá hấp hành gừng  nói chung đơn giản hơn so với cá hấp bầu, hấp tam cấp hay hấp Tứ Xuyên, nhưng hương vị thơm ngon, nhắm đến cái hương vị tự nhiên của thực phẩm.

» Cá lóc nướng trui
» Cháo cá miền Bắc
» Cá tai tượng chiên xù

NGUYÊN LIỆU

- Cá tươi: 1 con (khoảng 0,7 - 0,8 kg)
- Gừng: 1 miếng (các bạn nên chọn củ to để có thể thái chỉ được)
- Hành lá
- Rượu trắng
- Hành, tỏi phi
- Gia vị, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, xì dầu, đường.

Cách làm món Điêu hồng hấp gừng hành ngon
Điêu hồng hấp gừng hành