Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu
của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được
non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai
cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn
son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Ới ời người em gái xoã tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà thiếu phụ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải vì đấy là mùa xanh lên hy vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?
Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng, ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xam có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...
Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống!
Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm, đợi đến sâm sẩm tối ra ngồi ở Thuỷ Tạ nhìn các côgái đẹp như tiên mặc áo nhung, áo len trăm mầu ngàn sắc, in bóng hình xuống đáy nước lung linh; anh có thể vào một nhà hát thưởng vài khẩu trống, "mở quả mứt" phong bao cho các chị em, rồi uống với mỗi em một ly rượu "lấy may"; anh có thể đi vào một ngôi chùa khói nhang nghi ngút, đưa mắt nhìn xem có cô nào thực xinh thì quỳ nganh xuống bênh cạnh cầu Trời khấn Phật cho cô càng ngày càng đẹp và trong năm lấy được một người chồng xứng ý như ... anh vậy.
Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm nôn của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái là nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa, mà cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm nữa.
Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mát.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve sầu mới lột.
Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mắt như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng" và các trò vui ngày tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
Các con lại đi học cả rồi. Dưới nhà, người làm ngồi nhắc lại chuyện tết với nhau "tiền mở hàng được tất cả mười hai đồng" và "đánh tam cúc thua mất ba đồng". Một cảnh thanh bình thú vị diễn ra thấp thoáng ở ngoài vường, sân gác.
Bảo là nóng ư? Không. Bảo là rét ư? Không. Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng dất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương, và, qua những kẽ lá chòm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước.
Đêm xanh biêng biếc, tuy chưa có mưa dây, những nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ: mặc dầu vẫn phải đắp chăn bông, nhưng ban ngày không cần phải mặc áo ấm như hồi cuối chạp.
Người vợ bắt đầu thu hết những nệm thêu trải ở sập chân quỳ và gối gấm trên ghế trắc "mua tự bên Tàu về" để đem ra phơi dưới nắng xuân, trên một cái chiếu mầu khô nỏ. Mi môn, quần màn, với quần áo tết của vợ chồng và các con sẽ được phơi như thế chừng ba nắng để rồi đem cất vào trong tủ có trải sẵn rễ "hương bài" để cho quần áo thơm ngát và khỏi "nhậy".
Ấy đấy, thương người đàn bà Bắc như thế đấy. Sạch cứ như lau như ly, cẩn thận từng ly từng tí. Và càng thương hơn nữa là khi ta thấy người đàn bà chậm rãi vuốt ve từng cái tà áo, lồng nhỏ nhẹ từng cái khuyết vào cái khuy rồi xếp vuông vức áo nọ lên quần kia, như thể sợ động mạnh thì quần áo sẽ không còn vẹn tuyết trinh, vì nhầu nếp lụa.
Giản dị thay cái đẹp của ngày xuân lúc đó! Ở trong nhà, cái đẹp không còn phải tạo bằng đèn nến sáng trưng, bằng mi môn quần màn, rực rỡ bằng hoa lá tưng bừng trong khói hương trầm nghi ngút, mà ở ngoài đường người ta cũng không còn bị choá mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giầy inh xoè cánh phượng bay bay hay những dải khăn "san" khéo biết lưạ màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy.
Không. Cái đẹp lúc này là cái đẹp thành thực, hồn nhiên, mộc mạc, cũng như người đàn bà, con gái đẹp không phải vì quần áo, vì son phấn, mà chính vì cái chất đẹp ở trong người tiết ra.
Từ mùa đông qua tết cho đến hôm nay, quần áo giấu mất hết cả thân hình đều đặn, núng nính, nõn nường của người vợ bé nhỏ có đôi má đỏ hây hây mùi cốm giót. Hôm nay, chợt thấy đôi mắt trong hơn, làn da thắm hơn và đôi vai màu ngà hằn qua tấm áo lụa văn, người chồng cảm thấy như mới lại được gặp một cái gì đã cách biệt lâu lắm và tuy ngồi cách xa nhau mà tưởng như vợ mình thơm ngát mùi hoa cau.
Đẹp như thế mới là đẹp, yêu đến thế mới là yêu!
Cái đẹp của ngày tết phủ áo nhung tím, quàng khăn lụa màu, dận lên giầy nhung đen, đâu có thể so sánh được?
Ai cũng có thể bị huyễn hoặc vì vàng son, ai cũng có thể mê say nhất thời những cái lông nheo giả uốn cong lên như đào chiếu bóng, những cái vú nhân tạo bằng cao su bơm, những cái điệu bộ nhân tạo đi vắt va vắt vẻo, những mái tóc "mượn" của các mỹ viện, những mùi thơm vương giả ... Nhưng rồi có một lúc người xế bóng sẽ thấy rằng cái đẹp của quê hương ta là cái đẹp của cỏ biếc, xoan đào, hương thơm của ta là hương thơm của cau xanh, lúa vàng chứ đâu phải cái đẹp của con mắt xếch vẽ xanh, của tấm mini mời mọc "tí ti thôi nhé , của đôi môi tô theo kiểu Mỹ trông như môi người chết trôi; mà cũng đâu có phải là hương thơm của dầu thơm "Santalia", "Kiss Me" hoà với hơi người tạo thành một mùi thú vật đang kỳ "con nước".
Ở đây, từ tháng một, trời nắng chói chang, làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức, lúc nào người đàn ông cũng được "rửa mắt" bằng những cái vai đẹp hớ hênh, những cái lườn hây hây, hồng hồng, hay những cặp đùi mờ mờ nửa trắng nửa đen, thành thử ra ... hết, không có gì mà "cảm" nữa, ví có gió xuân thì cũng khó mà làm cho hồ ao chuyển mình được.
Chao ôi, mệt quá, người đàn ông mệt quá! Đã mệt vì kiếm tiền, lại mệt vì trác táng, mệt vì nịnh bợ, ví chăng có thấy gió xuân lay động cành hoa, long lanh cặp mắt của người vợ nao nức niềm trăng ý nhạc thì cũng đành phải uống thêm vài ly rượu ngâm hổ cốt, tắc kè và rất nhiều khởi tử...Yêu thương không còn là một nghệ thuật, không còn là làm thơ có bằng, có trắc, có vần, có điệu.
Lòng đã nóng như thiêu, nhà lại thấp, bức cứ điên lên. Có tiền lắp cái máy lạnh cho đời thêm tươi một chút, nhưng dù thế nào đi nữa thì thơ sáng tác cũng chỉ là một thứ thơ tự do, thơ văn xuôi, không có vần có điệu, vì đôi khi có vần có điệu thì cũng là cái thứ vần thứ điệu lem nhem, lỉnh kỉnh. Nào đâu những buổi hoàng hôn lành lạnh, quấn quít tơ hồng; nào đâu những đêm trăng êm mướt như tơ, mái tóc ai xoã trên gối đầy những bông sao rụng; nào đâu những tiếng tiêu, tiếng nhạc của trời tình bát ngát hoa hương, mến thương nhịp thở ái ân thường vẫn thấy viết trên những báo xuân, sách tết?
Trên các nẻo đường nắng chói chang ở đất này, người ta chỉ thấy những người đi vội vã, chán chường mệt mỏi. Dậy từ tờ mờ sáng mà tưởng như đã hết ngày rồi. Xới vội một bát cơm ra đĩa với khô, vừa ăn vừa lo công việc. Con cái muốn làm gì thì tuỳ, bố mẹ còn bận đi lo tiền.
Một cô xách "bóp" da cừu dừng lại ở đường Chợ Cũ ăn mấy cái bì cuốn "nhắm" với một ly đá lạnh; một ông, nhân ngày xuân tươi đẹp, "bao" vợ và con, mua ba trái dưa hấu bổ ra ăn cả nhà, mặt mùi "tèm lem"; lại một bà, thương chồng con vất vả quanh năm, bưng về cả một liễn cary Chà mở tiệc thưởng xuân ăn với rất nhiều bún kèm thêm một vài ổ bánh mì dài như cây đòn gánh.
Ăn như thế mà khát thì uống một ly chanh muối hay chén đậu đỏ bỏ rất nhiều nước đá; ai muốn mát ruột mà lành thì uống một chén "sinh sâm" hoặc một ly sữa đậu nành, còn các co gái dậy thì, ăn thịt nhiều xót ruột, mua một vài đồng "tầm ruột" hay "cốc" chấm mắm nêm ớt, ngon đáo để, giòn rau ráu.
Tháng giêng ở miền Nam ngà ngọc có một vẻ đẹp "ly kỳ" làm cho người ta háo hức, khiến cho cổ họng khô teo, muốn uống nước cả ngày, uống rồi lại khát, khát rồi lại uống, mồ hôi vã ra như thể là mình "thoát dương".
Nhưng mà sướng,
Sướng là vì nhà nào, dù kiết xơ kiết xác đến đâu cũng có một tủ lạnh để vài ba chai nước lọc, một cái radio, một cái tivi hò hét những vũ điệu điên cuồng khiến cho ông vía, bà cụ, chàng trai, cô gái đều rên rú cả lên, muốn "vặn mình xà" nhảy vũ điệu "cha cha cha" rồi thoát y vũ như trong "sô" Trương Minh Giảng. Tươi quá, trẻ quá. Quả là một giai đoạn "đang lên". Nhưng tại làm sao tất cả những sinh khí tươi trẻ, đang lên đó không làm khuây khoả được lòng người sầu xứ luôn luôn mong cho đất nước tiến triển vượt bực, mà trái lại lại làm cho y rầu rĩ hơn, nhớ thương hơn những tháng giêng Bắc Việt đã qua rồi?
Ờ, cứ vào dạo này đây, ở Bắc người ta đi lễ vui đáo để. Chiều chiêu, đứng ở nhà Khai Trí Tiến Đức, nhìn lên cầu Thê Húc sơn đỏ ở giữa đám mây xanh đông đảo những người đi lễ trong ngôi đền Ngọc Sơn trắng toát, anh cảm thấy có những lúc nước lộn lên trời, trời rơi xuống đất khi nhìn những bóng người hiện ra huyền ảo ở dưới làn nước xanh mơ.
Qua Ngõ Hồ là đền Hàng Trống có tiếng là "hương ngát của trời"; quá ra đến Hàng Vải là đền Quan Phước, ai mất người, mất của đến cầu xin thì thấy; từ đó ngược lên, ra lối Toà án là chùa Quán Sứ - ờ, chắc bây giờ mấy cây thông bách tán ở trước cửa chùa đã lớn lắm rồi đấy nhỉ! Thế rồi là chùa Dâu, chùa Kim Cổ, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc thờ ông thánh đồng đen, chùa Bà Đá, chùa Liên ... trời! Biết bao là chùa đẹp, biết bao nhiêu cảnh nên thơ, biết bao nhiêu người đi lễ cầu con, cầu của!
Trước đây, tháng giêng ở Bắc là tháng người ta chỉ dành ra để trước là lễ Phật, sau là lễ tiên tổ ông bà. Người sống cảm thông với người chết trong tháng ấy, lấy tâm tư mà nói chuyện với nhau, lấy đạo lý mà khuyên bảo, dạy dỗ nhau cách nào cho vẹn đạo làm người, chớ có thấy giàu mà ham, chớ vì sang mà bỏ nghĩa, chớ vì cầu an mà làm tôi mọi cho người ngoài.
Từ xưa, Bắc Việt có bao giờ là một miền giàu có? Ai cũng phải ăn nhịn, để dành; lúc nào cũng phải lo đối phó với ngoại xâm chỉ rình bóp cái cổ họng của Đông Dương trước nhất; không năm nào không lo bão tố, lụt lội, hạn hán, mất mùa ... Nhưng lạ lắm, cô Ba à, tại sao tôi thấy người Bắc lúc nào cũng bình tình, trầm mặc, sẵn sàng "chơi" lại những thử thách của trời trong khi vẫn sống một đời sống nội tâm phong phú, nhất là người đàn bà Bắc, sao cũng lo gánh vác giang son nhà chồng, cũng lo từng miếng ăn giấc ngủ cho chồng cho con, cũng hai sương một nắng mà có vẻ như không "đầu tắt mặt tối" như người đàn bà ở trong đây? Ở trong đây, người ta vội quá: người tử tế lo vội vàng để kiếm sống đã đành, ngay các cô tứ thời lấy ngoại kiểu "ngồi lên đống tiền" cũng vội; các xe hơi chạy vội, cái kèn xe bóp vội, xoa mạt chược cũng vội, và nếu đôi khi có tập uống chén trà Tàu, bắt chước ngâm bài "Hoàng Hạc" cũng cứ vội luôn.
Bây giờ, ngồi mà nhớ lại, tôi không thể nghĩ được rằng tháng giêng ở Bắc có những sự vội vàng, vất vả não nề đến như vậy. Người ta sống đúng như cái sống do các bậc quân tử Tàu chủ trương: sống đầy đủ, có thiếu một chút cũng không sao; làm việc cho mình, cho xã hội nhưng vẫn có thì giờ đi thuyền trên đầm thơm hát bài "Hái Sen" một mình; buôn tần bán tảo ở đô thị, thôn quê nhưng vẫn dành thì giờ đi chợ kiếm một món ăn ngon cho chồng, rồi đến ngày rằm mồng một vẫn rảnh rang đi lễ cầu cho sống lâu, giàu bền, dân an, quốc thái và có hội hè gì vẫn sửa nếp áo mới, tô đôi má cho hồng để cùng với chồng vui chơi thưởng thức.
Từ ngày mồng bốn tháng giêng, ở các làng vùng Bắc bắt đầu mùa quan họ.
Hát cho lở đất long trời,
Cho giời biết mặt, cho người biết tên,
Hát từ chợ Phủ hát lên,
Hát suốt tỉnh Bắc qua miền Đông,
Hát sao cho cạn dòng sông
Cho non phải lở cho lòng phải say.
Người vợ bảo chồng:
"Anh đã biết hát ví rồi. Lối hát này, trai gái hát quanh năm, tát nước hát, giã gạo hát mà dún đu cũng hát. Hát quan họ khác thế: lối hát này chỉ có riêng trong những ngày hội mùa xuân, trai gái hát cầu vui, nhưng có nhiều làng còn tổ chức hát thờ thần, trao giải. Muốn vào hát giải, trai gái phải biết năm giọng rất khó hát là Tình Tang, Đường Bạn, Hữ La, Xuống Sông, Lên Núi ... Hay lắm! Nhất niên nhất lệ, tội gì bỏ sót một buổi nào..." Vào ngày chín tháng giêng, làng Nội Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (tục gọi là làng Nếnh) có rước thần kể hạnh, hát đúm nhưng mê nhất là trò kéo chữ.
Những tay cờ, dưới hiệu lệnh của một vị chỉ huy, chạy ngang dọc ngược xuôi thành một hàng chữ có ý nghĩa. Những chứ này phải làm lễ xin thánh ban cho, chứ không phải muốn dùng chữ gì cũng được. Có năm là "Phong đăng hoà cốc", có năm là "Thiên hạ thái bình".
Nhưng mê nhất là hát tuồng. Bây giờ ở đây tuồng cải lương và kịch được công chúng ưa xem, nhưng riêng tôi thì cứ ra giêng, ngày trước, thế nào vợ chồng cũng phải đi xem tuồng cổ, để nhân dịp đó bói tuồng xem năm mới làm ăn ra thế nào rồi đến lúc tan hát ra về, vợ chồng dắt tay nhau đi nhởn nha dưới bóng trăng bàn luận về vai trò Khương Linh tá đóng thật tài, hay Quan Vân Trường qua ngũ quan trảm lục tướng trông ghê quá...
Cuối tháng giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu.
Cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không đẹp lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỷ, mặc dầu không có ai thấy để đoàn biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trằng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giũa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.
Nằm trên cái giường tre ngoài vười kê dưới một gốc lan tây thơm phức, mình nghe rõ ràng có tiếng trăng thủ thỉ thì thầm. Ở nhà ngoài, vọng vào câu chuyện của mấy cô hàng xóm. Không, vào tháng giêng, người Bắc Việt ít có giải trí nghèo nàn trong rạp hát, nhà xinê hay tiệm nhảy: một bà nói chuyện mới đi lễ chùa Trầm về, xin được một cây xăm "thượng thượng"; một cô khác trịnh trọng đưa biếu người chị em thân một gói quá Thiết Quan Âm của ông bác vừa ở Trùng Khánh về ăn Tết; một bà khác nữa giở hộp trầu ra, vừa nhai vừa cuốn theo lối "sâu kèn" những điếu thuốc là ta ướp hoa ngâu.
Vào khoảng nửa đêm, thành phố im lắng. Có mấy hạt mưa xuân bắt đầu. Người chồng đóng cửa lại, vào nhà. Không khí lại càng thân mật thêm lên. Chắt chiu trong mươì mấy năm trời, kể từ lúc còn hai bữa cơm đèn cho đến bây giờ có đồng ra đồng vào, người vợ đêm xuân cảm thấy con tim có cánh, rót hai li rượu nhỏ mầu trăng cùng đối ẩm với người chồng lấy nhay từ lúc hãy còn nghèo túng. Nầy, trầu vàng, vỏ tía ngon đáo để, hay là ta ăn một miếng, rồi bói một quẻ Kiều đầu năm xem xấu tốt ra sao hãy đi ngủ, hở mình?
Chao ôi, đến cái thú bình dân nhất là ăn trầu, ở đây người sầu xứ cũng thấy không ưng ý. Suốt cả tháng giêng, cau đắt, bảy tám đồng một quả, cố mua mà ăn vẫn cứ cứng quèo quèo. Hầu hết phải ăn bằng cau khô. Mà càng ăn như thế thì lại càng nhớ những miếng trầu ngày xuân ở Bắc, ăn với miếng cau "tiên đầm" ngọt cứ lừ đi. Ngồi đánh tam cúc hay rút bất với nhau, những người bạn của chồng xưa nay ăn trầu vẫn kêu cay đắng thấy vợ bạn nhai ngon quá cũng "xin" một miếng ăn cho ấm người, mà cũng là để lấy may vì "mười bốn ván liền rút toàn nhị tống cửu, tam tống bát".
Bây giờ, đâu còn những cốc rượu, những miếng trầu, những đêm rút bất say sưa như thế nữa? Đâu còn những chén hạt mít vợ mời chông nhấp men tình, đâu còn những buổi họp bạn đến một hai giờ sáng - vì không có giới nghiêm - rồi quay ra ăn bánh chưng rán với cá kho, giò thủ, và tráng miệng với chè đậu đãi, uống trà mạn ướp sen?
Người khách xa nhà nằm ngửa mặt lên trần, mơ lại những ngày xuân đã mất và cảm như tất cả những cái vui đẹp, say sưa đó thuộc vào một tiền kiếp xa xôi.
Không. Y không phải là một người hèn nhát, nhưng mang trong mình một lúc tới bảy tám biệt ly, quả là có lúc y buồn quá cũng muốn chết đi cho rảnh. Không có lý nào y lại khóc với lòng! Y cố nhắm mắt để ngủ thì đến gần sáng bỗng mơ mơ màng màng thấy ở cửa đi xuống vườn, nơi rặng chuối, có bóng một người đàn bà đẹp, mặc áo xanh, bước qua cửa sổ vào viện sách.
Đêm tháng giêng ở Sài Gòn nóng quá, có khi gần sáng mà người nằm ngủ hãy còn lã chã mồ hôi. Bóng người đàn bà đẹp cúi xuống lau trán cho người mê ngủ. Và bỗng nghe thấy như xa, như gần ở bên tai:
"Thường tình, ai cũng ưa hiện tại bởi vì hiện tại chờ đợi những đổi thay, hứa hẹn những tương lai hứa hẹn, thế mà làm sao anh cứ băn khoăn mãi với quá khứ làm gi? Hay là tại sầu nhiều chăng, giận nhiều chăng?"
Người sầu xứ, trong cơn mơ thiêm thiếp, phảng phất thấy hình bóng của người đàn bà mặc áo xanh đó quen quen, mà nghĩ mãi vẫn không biết là ai. Đó là một người quen biết thực, trong đời sống thực? Hay là hình ảnh của một mùa xuân đã chết, của một cái đẹp đã mờ xa, một mối tình chung thuỷ nhưng não nùng, ai với ai cùng xây một mộng ước mơ nhưng bị trời bắt phải lìa nhau lúc sông?
Người đàn bà mặc áo xanh lại nói:
"Vui và buồn ở đời là tuần hoàn cả. Tất cả bí quyết của sự sống là biết tin tưởng và đợi chờ, vì tin tưởng và chờ đợi thì cái gì mà chẳng đến? Anh đọc sách có còn nhớ chuyện Pygmalion không?"
"Đó là một nhà điêu khắc có tài ở trên một hòn đảo xanh biêng biếc giữa đại dương thần thoại.
"Pygmalion đem hết tâm hồn tạc nên một pho tượng đẹp, tượng nữ thần Galatée, đẹp quá, đẹp vô cùng là đẹp, đến nỗi chính mình lại say mê tác phẩm của mình.
"Nhưng người đẹp chỉ là một vật vô tri, hiểu đâu được tình cảm não nùng của nhà nghệ sĩ? Pygmalion than khóc ngày đêm và, ngày đêm, khấn nguyện được có một người vợ đẹp tuyệt trần như pho tượng. Thì một sớm kia tiếng khẩn cầu thần đến tai thần Vệ nữ. Và bà thần này - vốn giống đa tính, thương người đồng điệu - đã hoá phép cho pho tượng Galatée thành ra người thực để cho "chàng" và "nàng" chung sống với nhau".
Người đàn bà đẹp mặc áo xanh nói tới đó thì vòng tay ta khép lại, làm cho trăng non ở ngoài cửa sổ cũng phải thẹn thùng.
Đôi mắt đẹp lung linh sầu. Ta thấy như cả một mảnh vườn thơm ngát hương cau nghiêng xuống mé giường xô lệch.
Em yêu ơi, sống là tin tưởng và chờ đợi, nhưng biết rằng mái tóc người ta có còn xanh mãi được chăng?
>>> Tháng Hai: Tương Tư Hoa đào
<<< Tự ngôn
Ới ời người em gái xoã tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà thiếu phụ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải vì đấy là mùa xanh lên hy vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?
Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng, ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xam có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...
Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống!
Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm, đợi đến sâm sẩm tối ra ngồi ở Thuỷ Tạ nhìn các côgái đẹp như tiên mặc áo nhung, áo len trăm mầu ngàn sắc, in bóng hình xuống đáy nước lung linh; anh có thể vào một nhà hát thưởng vài khẩu trống, "mở quả mứt" phong bao cho các chị em, rồi uống với mỗi em một ly rượu "lấy may"; anh có thể đi vào một ngôi chùa khói nhang nghi ngút, đưa mắt nhìn xem có cô nào thực xinh thì quỳ nganh xuống bênh cạnh cầu Trời khấn Phật cho cô càng ngày càng đẹp và trong năm lấy được một người chồng xứng ý như ... anh vậy.
Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm nôn của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái là nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa, mà cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm nữa.
Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mát.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve sầu mới lột.
Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mắt như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng" và các trò vui ngày tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
Các con lại đi học cả rồi. Dưới nhà, người làm ngồi nhắc lại chuyện tết với nhau "tiền mở hàng được tất cả mười hai đồng" và "đánh tam cúc thua mất ba đồng". Một cảnh thanh bình thú vị diễn ra thấp thoáng ở ngoài vường, sân gác.
Bảo là nóng ư? Không. Bảo là rét ư? Không. Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng dất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương, và, qua những kẽ lá chòm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước.
Đêm xanh biêng biếc, tuy chưa có mưa dây, những nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ: mặc dầu vẫn phải đắp chăn bông, nhưng ban ngày không cần phải mặc áo ấm như hồi cuối chạp.
Người vợ bắt đầu thu hết những nệm thêu trải ở sập chân quỳ và gối gấm trên ghế trắc "mua tự bên Tàu về" để đem ra phơi dưới nắng xuân, trên một cái chiếu mầu khô nỏ. Mi môn, quần màn, với quần áo tết của vợ chồng và các con sẽ được phơi như thế chừng ba nắng để rồi đem cất vào trong tủ có trải sẵn rễ "hương bài" để cho quần áo thơm ngát và khỏi "nhậy".
Ấy đấy, thương người đàn bà Bắc như thế đấy. Sạch cứ như lau như ly, cẩn thận từng ly từng tí. Và càng thương hơn nữa là khi ta thấy người đàn bà chậm rãi vuốt ve từng cái tà áo, lồng nhỏ nhẹ từng cái khuyết vào cái khuy rồi xếp vuông vức áo nọ lên quần kia, như thể sợ động mạnh thì quần áo sẽ không còn vẹn tuyết trinh, vì nhầu nếp lụa.
Giản dị thay cái đẹp của ngày xuân lúc đó! Ở trong nhà, cái đẹp không còn phải tạo bằng đèn nến sáng trưng, bằng mi môn quần màn, rực rỡ bằng hoa lá tưng bừng trong khói hương trầm nghi ngút, mà ở ngoài đường người ta cũng không còn bị choá mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giầy inh xoè cánh phượng bay bay hay những dải khăn "san" khéo biết lưạ màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy.
Không. Cái đẹp lúc này là cái đẹp thành thực, hồn nhiên, mộc mạc, cũng như người đàn bà, con gái đẹp không phải vì quần áo, vì son phấn, mà chính vì cái chất đẹp ở trong người tiết ra.
Từ mùa đông qua tết cho đến hôm nay, quần áo giấu mất hết cả thân hình đều đặn, núng nính, nõn nường của người vợ bé nhỏ có đôi má đỏ hây hây mùi cốm giót. Hôm nay, chợt thấy đôi mắt trong hơn, làn da thắm hơn và đôi vai màu ngà hằn qua tấm áo lụa văn, người chồng cảm thấy như mới lại được gặp một cái gì đã cách biệt lâu lắm và tuy ngồi cách xa nhau mà tưởng như vợ mình thơm ngát mùi hoa cau.
Đẹp như thế mới là đẹp, yêu đến thế mới là yêu!
Cái đẹp của ngày tết phủ áo nhung tím, quàng khăn lụa màu, dận lên giầy nhung đen, đâu có thể so sánh được?
Ai cũng có thể bị huyễn hoặc vì vàng son, ai cũng có thể mê say nhất thời những cái lông nheo giả uốn cong lên như đào chiếu bóng, những cái vú nhân tạo bằng cao su bơm, những cái điệu bộ nhân tạo đi vắt va vắt vẻo, những mái tóc "mượn" của các mỹ viện, những mùi thơm vương giả ... Nhưng rồi có một lúc người xế bóng sẽ thấy rằng cái đẹp của quê hương ta là cái đẹp của cỏ biếc, xoan đào, hương thơm của ta là hương thơm của cau xanh, lúa vàng chứ đâu phải cái đẹp của con mắt xếch vẽ xanh, của tấm mini mời mọc "tí ti thôi nhé , của đôi môi tô theo kiểu Mỹ trông như môi người chết trôi; mà cũng đâu có phải là hương thơm của dầu thơm "Santalia", "Kiss Me" hoà với hơi người tạo thành một mùi thú vật đang kỳ "con nước".
Ở đây, từ tháng một, trời nắng chói chang, làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức, lúc nào người đàn ông cũng được "rửa mắt" bằng những cái vai đẹp hớ hênh, những cái lườn hây hây, hồng hồng, hay những cặp đùi mờ mờ nửa trắng nửa đen, thành thử ra ... hết, không có gì mà "cảm" nữa, ví có gió xuân thì cũng khó mà làm cho hồ ao chuyển mình được.
Chao ôi, mệt quá, người đàn ông mệt quá! Đã mệt vì kiếm tiền, lại mệt vì trác táng, mệt vì nịnh bợ, ví chăng có thấy gió xuân lay động cành hoa, long lanh cặp mắt của người vợ nao nức niềm trăng ý nhạc thì cũng đành phải uống thêm vài ly rượu ngâm hổ cốt, tắc kè và rất nhiều khởi tử...Yêu thương không còn là một nghệ thuật, không còn là làm thơ có bằng, có trắc, có vần, có điệu.
Lòng đã nóng như thiêu, nhà lại thấp, bức cứ điên lên. Có tiền lắp cái máy lạnh cho đời thêm tươi một chút, nhưng dù thế nào đi nữa thì thơ sáng tác cũng chỉ là một thứ thơ tự do, thơ văn xuôi, không có vần có điệu, vì đôi khi có vần có điệu thì cũng là cái thứ vần thứ điệu lem nhem, lỉnh kỉnh. Nào đâu những buổi hoàng hôn lành lạnh, quấn quít tơ hồng; nào đâu những đêm trăng êm mướt như tơ, mái tóc ai xoã trên gối đầy những bông sao rụng; nào đâu những tiếng tiêu, tiếng nhạc của trời tình bát ngát hoa hương, mến thương nhịp thở ái ân thường vẫn thấy viết trên những báo xuân, sách tết?
Trên các nẻo đường nắng chói chang ở đất này, người ta chỉ thấy những người đi vội vã, chán chường mệt mỏi. Dậy từ tờ mờ sáng mà tưởng như đã hết ngày rồi. Xới vội một bát cơm ra đĩa với khô, vừa ăn vừa lo công việc. Con cái muốn làm gì thì tuỳ, bố mẹ còn bận đi lo tiền.
Một cô xách "bóp" da cừu dừng lại ở đường Chợ Cũ ăn mấy cái bì cuốn "nhắm" với một ly đá lạnh; một ông, nhân ngày xuân tươi đẹp, "bao" vợ và con, mua ba trái dưa hấu bổ ra ăn cả nhà, mặt mùi "tèm lem"; lại một bà, thương chồng con vất vả quanh năm, bưng về cả một liễn cary Chà mở tiệc thưởng xuân ăn với rất nhiều bún kèm thêm một vài ổ bánh mì dài như cây đòn gánh.
Ăn như thế mà khát thì uống một ly chanh muối hay chén đậu đỏ bỏ rất nhiều nước đá; ai muốn mát ruột mà lành thì uống một chén "sinh sâm" hoặc một ly sữa đậu nành, còn các co gái dậy thì, ăn thịt nhiều xót ruột, mua một vài đồng "tầm ruột" hay "cốc" chấm mắm nêm ớt, ngon đáo để, giòn rau ráu.
Tháng giêng ở miền Nam ngà ngọc có một vẻ đẹp "ly kỳ" làm cho người ta háo hức, khiến cho cổ họng khô teo, muốn uống nước cả ngày, uống rồi lại khát, khát rồi lại uống, mồ hôi vã ra như thể là mình "thoát dương".
Nhưng mà sướng,
Sướng là vì nhà nào, dù kiết xơ kiết xác đến đâu cũng có một tủ lạnh để vài ba chai nước lọc, một cái radio, một cái tivi hò hét những vũ điệu điên cuồng khiến cho ông vía, bà cụ, chàng trai, cô gái đều rên rú cả lên, muốn "vặn mình xà" nhảy vũ điệu "cha cha cha" rồi thoát y vũ như trong "sô" Trương Minh Giảng. Tươi quá, trẻ quá. Quả là một giai đoạn "đang lên". Nhưng tại làm sao tất cả những sinh khí tươi trẻ, đang lên đó không làm khuây khoả được lòng người sầu xứ luôn luôn mong cho đất nước tiến triển vượt bực, mà trái lại lại làm cho y rầu rĩ hơn, nhớ thương hơn những tháng giêng Bắc Việt đã qua rồi?
Ờ, cứ vào dạo này đây, ở Bắc người ta đi lễ vui đáo để. Chiều chiêu, đứng ở nhà Khai Trí Tiến Đức, nhìn lên cầu Thê Húc sơn đỏ ở giữa đám mây xanh đông đảo những người đi lễ trong ngôi đền Ngọc Sơn trắng toát, anh cảm thấy có những lúc nước lộn lên trời, trời rơi xuống đất khi nhìn những bóng người hiện ra huyền ảo ở dưới làn nước xanh mơ.
Qua Ngõ Hồ là đền Hàng Trống có tiếng là "hương ngát của trời"; quá ra đến Hàng Vải là đền Quan Phước, ai mất người, mất của đến cầu xin thì thấy; từ đó ngược lên, ra lối Toà án là chùa Quán Sứ - ờ, chắc bây giờ mấy cây thông bách tán ở trước cửa chùa đã lớn lắm rồi đấy nhỉ! Thế rồi là chùa Dâu, chùa Kim Cổ, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc thờ ông thánh đồng đen, chùa Bà Đá, chùa Liên ... trời! Biết bao là chùa đẹp, biết bao nhiêu cảnh nên thơ, biết bao nhiêu người đi lễ cầu con, cầu của!
Trước đây, tháng giêng ở Bắc là tháng người ta chỉ dành ra để trước là lễ Phật, sau là lễ tiên tổ ông bà. Người sống cảm thông với người chết trong tháng ấy, lấy tâm tư mà nói chuyện với nhau, lấy đạo lý mà khuyên bảo, dạy dỗ nhau cách nào cho vẹn đạo làm người, chớ có thấy giàu mà ham, chớ vì sang mà bỏ nghĩa, chớ vì cầu an mà làm tôi mọi cho người ngoài.
Từ xưa, Bắc Việt có bao giờ là một miền giàu có? Ai cũng phải ăn nhịn, để dành; lúc nào cũng phải lo đối phó với ngoại xâm chỉ rình bóp cái cổ họng của Đông Dương trước nhất; không năm nào không lo bão tố, lụt lội, hạn hán, mất mùa ... Nhưng lạ lắm, cô Ba à, tại sao tôi thấy người Bắc lúc nào cũng bình tình, trầm mặc, sẵn sàng "chơi" lại những thử thách của trời trong khi vẫn sống một đời sống nội tâm phong phú, nhất là người đàn bà Bắc, sao cũng lo gánh vác giang son nhà chồng, cũng lo từng miếng ăn giấc ngủ cho chồng cho con, cũng hai sương một nắng mà có vẻ như không "đầu tắt mặt tối" như người đàn bà ở trong đây? Ở trong đây, người ta vội quá: người tử tế lo vội vàng để kiếm sống đã đành, ngay các cô tứ thời lấy ngoại kiểu "ngồi lên đống tiền" cũng vội; các xe hơi chạy vội, cái kèn xe bóp vội, xoa mạt chược cũng vội, và nếu đôi khi có tập uống chén trà Tàu, bắt chước ngâm bài "Hoàng Hạc" cũng cứ vội luôn.
Bây giờ, ngồi mà nhớ lại, tôi không thể nghĩ được rằng tháng giêng ở Bắc có những sự vội vàng, vất vả não nề đến như vậy. Người ta sống đúng như cái sống do các bậc quân tử Tàu chủ trương: sống đầy đủ, có thiếu một chút cũng không sao; làm việc cho mình, cho xã hội nhưng vẫn có thì giờ đi thuyền trên đầm thơm hát bài "Hái Sen" một mình; buôn tần bán tảo ở đô thị, thôn quê nhưng vẫn dành thì giờ đi chợ kiếm một món ăn ngon cho chồng, rồi đến ngày rằm mồng một vẫn rảnh rang đi lễ cầu cho sống lâu, giàu bền, dân an, quốc thái và có hội hè gì vẫn sửa nếp áo mới, tô đôi má cho hồng để cùng với chồng vui chơi thưởng thức.
Từ ngày mồng bốn tháng giêng, ở các làng vùng Bắc bắt đầu mùa quan họ.
Hát cho lở đất long trời,
Cho giời biết mặt, cho người biết tên,
Hát từ chợ Phủ hát lên,
Hát suốt tỉnh Bắc qua miền Đông,
Hát sao cho cạn dòng sông
Cho non phải lở cho lòng phải say.
Người vợ bảo chồng:
"Anh đã biết hát ví rồi. Lối hát này, trai gái hát quanh năm, tát nước hát, giã gạo hát mà dún đu cũng hát. Hát quan họ khác thế: lối hát này chỉ có riêng trong những ngày hội mùa xuân, trai gái hát cầu vui, nhưng có nhiều làng còn tổ chức hát thờ thần, trao giải. Muốn vào hát giải, trai gái phải biết năm giọng rất khó hát là Tình Tang, Đường Bạn, Hữ La, Xuống Sông, Lên Núi ... Hay lắm! Nhất niên nhất lệ, tội gì bỏ sót một buổi nào..." Vào ngày chín tháng giêng, làng Nội Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (tục gọi là làng Nếnh) có rước thần kể hạnh, hát đúm nhưng mê nhất là trò kéo chữ.
Những tay cờ, dưới hiệu lệnh của một vị chỉ huy, chạy ngang dọc ngược xuôi thành một hàng chữ có ý nghĩa. Những chứ này phải làm lễ xin thánh ban cho, chứ không phải muốn dùng chữ gì cũng được. Có năm là "Phong đăng hoà cốc", có năm là "Thiên hạ thái bình".
Nhưng mê nhất là hát tuồng. Bây giờ ở đây tuồng cải lương và kịch được công chúng ưa xem, nhưng riêng tôi thì cứ ra giêng, ngày trước, thế nào vợ chồng cũng phải đi xem tuồng cổ, để nhân dịp đó bói tuồng xem năm mới làm ăn ra thế nào rồi đến lúc tan hát ra về, vợ chồng dắt tay nhau đi nhởn nha dưới bóng trăng bàn luận về vai trò Khương Linh tá đóng thật tài, hay Quan Vân Trường qua ngũ quan trảm lục tướng trông ghê quá...
Cuối tháng giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu.
Cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không đẹp lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỷ, mặc dầu không có ai thấy để đoàn biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trằng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giũa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.
Nằm trên cái giường tre ngoài vười kê dưới một gốc lan tây thơm phức, mình nghe rõ ràng có tiếng trăng thủ thỉ thì thầm. Ở nhà ngoài, vọng vào câu chuyện của mấy cô hàng xóm. Không, vào tháng giêng, người Bắc Việt ít có giải trí nghèo nàn trong rạp hát, nhà xinê hay tiệm nhảy: một bà nói chuyện mới đi lễ chùa Trầm về, xin được một cây xăm "thượng thượng"; một cô khác trịnh trọng đưa biếu người chị em thân một gói quá Thiết Quan Âm của ông bác vừa ở Trùng Khánh về ăn Tết; một bà khác nữa giở hộp trầu ra, vừa nhai vừa cuốn theo lối "sâu kèn" những điếu thuốc là ta ướp hoa ngâu.
Vào khoảng nửa đêm, thành phố im lắng. Có mấy hạt mưa xuân bắt đầu. Người chồng đóng cửa lại, vào nhà. Không khí lại càng thân mật thêm lên. Chắt chiu trong mươì mấy năm trời, kể từ lúc còn hai bữa cơm đèn cho đến bây giờ có đồng ra đồng vào, người vợ đêm xuân cảm thấy con tim có cánh, rót hai li rượu nhỏ mầu trăng cùng đối ẩm với người chồng lấy nhay từ lúc hãy còn nghèo túng. Nầy, trầu vàng, vỏ tía ngon đáo để, hay là ta ăn một miếng, rồi bói một quẻ Kiều đầu năm xem xấu tốt ra sao hãy đi ngủ, hở mình?
Chao ôi, đến cái thú bình dân nhất là ăn trầu, ở đây người sầu xứ cũng thấy không ưng ý. Suốt cả tháng giêng, cau đắt, bảy tám đồng một quả, cố mua mà ăn vẫn cứ cứng quèo quèo. Hầu hết phải ăn bằng cau khô. Mà càng ăn như thế thì lại càng nhớ những miếng trầu ngày xuân ở Bắc, ăn với miếng cau "tiên đầm" ngọt cứ lừ đi. Ngồi đánh tam cúc hay rút bất với nhau, những người bạn của chồng xưa nay ăn trầu vẫn kêu cay đắng thấy vợ bạn nhai ngon quá cũng "xin" một miếng ăn cho ấm người, mà cũng là để lấy may vì "mười bốn ván liền rút toàn nhị tống cửu, tam tống bát".
Bây giờ, đâu còn những cốc rượu, những miếng trầu, những đêm rút bất say sưa như thế nữa? Đâu còn những chén hạt mít vợ mời chông nhấp men tình, đâu còn những buổi họp bạn đến một hai giờ sáng - vì không có giới nghiêm - rồi quay ra ăn bánh chưng rán với cá kho, giò thủ, và tráng miệng với chè đậu đãi, uống trà mạn ướp sen?
Người khách xa nhà nằm ngửa mặt lên trần, mơ lại những ngày xuân đã mất và cảm như tất cả những cái vui đẹp, say sưa đó thuộc vào một tiền kiếp xa xôi.
Không. Y không phải là một người hèn nhát, nhưng mang trong mình một lúc tới bảy tám biệt ly, quả là có lúc y buồn quá cũng muốn chết đi cho rảnh. Không có lý nào y lại khóc với lòng! Y cố nhắm mắt để ngủ thì đến gần sáng bỗng mơ mơ màng màng thấy ở cửa đi xuống vườn, nơi rặng chuối, có bóng một người đàn bà đẹp, mặc áo xanh, bước qua cửa sổ vào viện sách.
Đêm tháng giêng ở Sài Gòn nóng quá, có khi gần sáng mà người nằm ngủ hãy còn lã chã mồ hôi. Bóng người đàn bà đẹp cúi xuống lau trán cho người mê ngủ. Và bỗng nghe thấy như xa, như gần ở bên tai:
"Thường tình, ai cũng ưa hiện tại bởi vì hiện tại chờ đợi những đổi thay, hứa hẹn những tương lai hứa hẹn, thế mà làm sao anh cứ băn khoăn mãi với quá khứ làm gi? Hay là tại sầu nhiều chăng, giận nhiều chăng?"
Người sầu xứ, trong cơn mơ thiêm thiếp, phảng phất thấy hình bóng của người đàn bà mặc áo xanh đó quen quen, mà nghĩ mãi vẫn không biết là ai. Đó là một người quen biết thực, trong đời sống thực? Hay là hình ảnh của một mùa xuân đã chết, của một cái đẹp đã mờ xa, một mối tình chung thuỷ nhưng não nùng, ai với ai cùng xây một mộng ước mơ nhưng bị trời bắt phải lìa nhau lúc sông?
Người đàn bà mặc áo xanh lại nói:
"Vui và buồn ở đời là tuần hoàn cả. Tất cả bí quyết của sự sống là biết tin tưởng và đợi chờ, vì tin tưởng và chờ đợi thì cái gì mà chẳng đến? Anh đọc sách có còn nhớ chuyện Pygmalion không?"
"Đó là một nhà điêu khắc có tài ở trên một hòn đảo xanh biêng biếc giữa đại dương thần thoại.
"Pygmalion đem hết tâm hồn tạc nên một pho tượng đẹp, tượng nữ thần Galatée, đẹp quá, đẹp vô cùng là đẹp, đến nỗi chính mình lại say mê tác phẩm của mình.
"Nhưng người đẹp chỉ là một vật vô tri, hiểu đâu được tình cảm não nùng của nhà nghệ sĩ? Pygmalion than khóc ngày đêm và, ngày đêm, khấn nguyện được có một người vợ đẹp tuyệt trần như pho tượng. Thì một sớm kia tiếng khẩn cầu thần đến tai thần Vệ nữ. Và bà thần này - vốn giống đa tính, thương người đồng điệu - đã hoá phép cho pho tượng Galatée thành ra người thực để cho "chàng" và "nàng" chung sống với nhau".
Người đàn bà đẹp mặc áo xanh nói tới đó thì vòng tay ta khép lại, làm cho trăng non ở ngoài cửa sổ cũng phải thẹn thùng.
Đôi mắt đẹp lung linh sầu. Ta thấy như cả một mảnh vườn thơm ngát hương cau nghiêng xuống mé giường xô lệch.
Em yêu ơi, sống là tin tưởng và chờ đợi, nhưng biết rằng mái tóc người ta có còn xanh mãi được chăng?
>>> Tháng Hai: Tương Tư Hoa đào
<<< Tự ngôn
0 coment�rios:
Post a Comment